Sau Tết, tết Đoan Ngọ mùng 5/5 được nhiều nền văn hóa phương Đông coi trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam bởi là ngày xum họp của gia đình
Nhiều vùng miền, trong đó có các tỉnh miền Bắc quan niệm, mận là loại trái cây tốt nhất để giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Ảnh: laodong.vn
Trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), nhiều vùng miền, trong đó có các tỉnh miền Bắc quan niệm; mận là loại trái cây tốt nhất để giết sâu bọ. Vì thế, nhiều gia đình sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ thường đi chợ sớm và mua mận về. Khi các thành viên trong gia đình thức dậy, việc đầu tiên là mỗi người ăn một vài quả mận để “giết sâu bọ”.
Tại sao phải giết sâu bọ?
TS Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng; ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của phong tục Tết Đoan ngọ là giết sâu bọ.
Theo đó, quan niệm dân gian xưa cho rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ. Nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5.5 Âm Lịch hằng năm chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.
Do đó, tại nhiều vùng của các tỉnh Bắc bộ, người dân thường dùng mận, là loại quả chua phổ biến trong mùa này để giết sâu bọ.
Buổi sáng sớm, những người nội trợ hay phụ trách việc đi chợ trong gia đình thường dậy sớm. Để mua các đồ cúng lễ, các món ăn sẽ dùng trong ngày lễ Đoan Ngọ. Trong đó có mận. Sau đó, các thành viên trong gia đình; tùy từng vùng khác nhau sẽ ăn mận hoặc rượu nếp là món đầu tiên khi thức chưa kịp ăn uống hay đánh răng gì. Theo quan niệm, phải ăn là món đầu tiên thì mới có tác dụng giết sâu bọ.
Ảnh; giaoducthoidai.vn
Để chọn được những quả mận ngon để giết sâu bọ; nên loại bỏ những quả mận bị bầm, dập, sâu thối, có vết đốt của côn trùng; hoặc vết bấm móng tay, chọn quả mận tươi, căng mọng, nhẵn bóng, lớp vỏ ngoài không bị trầy xước. Quả mận còn cuống tươi hoặc cả là nguyên chùm sẽ ngon hơn mận đã để lâu. Ngoài ra, quả mận phủ lớp phấn trắng là mận mới hái xuống sẽ tươi ngon hơn.
Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng, việc mới ngủ dậy vào sáng sớm; còn chưa ăn sáng đã ngay lập tức ăn những hoa quả nhiều tính axit như mận; là điều cực có hại cho sức khỏe và không được các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo ăn.
Lý do vì dạ dày sau khi ngủ dậy mỗi sáng sớm hoàn toàn trống rỗng sau 1 đêm dài. Vì thế, nếu ăn các loại hoa quả hay thực phẩm có tính axit cao thời điểm này; sẽ khiến dạ dày của bạn dễ bị kích thích gây đau dạ dày. Thậm chí khi ăn các loại hoa quả chua trên kèm với những thực phẩm khác; cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với những đau đớn trong dạ dày.
Ảnh; myhouse.com.vn
Nhiều người cho rằng Tết Đoan ngọ của Việt Nam (ngày 5/5 Âm lịch) có nguồn gốc từ Tết Đoan ngọ của Trung Quốc nhưng đây là quan điểm chưa chính xác.
Tác giả W. Eberhard viết trong Chinese Festivals: “Đoan ngọ là tết của phương Nam, tết cầu may, tết của sự sống”. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tết Đoan ngọ của Việt Nam và Trung Quốc có chung một khởi nguồn.
Ban đầu, chỉ có người phương Bắc của Trung Quốc tiếp nhận và hưởng ứng. Sau đó lan truyền sang nhiều địa phương khác nhau. Và gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm,… để khoác lên ngày tết này những chức năng xã hội theo phong cách riêng.
Còn người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp và truyền thống văn hóa truyền miệng. Đã giúp giữ gìn phong tục ngày tết này mà không cần gắn liền với các nhân vật lịch sử.
Ảnh: dantri.com.vn
Đến đầu công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa của Trung Quốc gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống Hán tự. Từ đó, Tết Đoan ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác. Đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”,… Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam lại không biết đến các nhân vật này, nên các hoạt động diễn ra trong Tết Đoan ngọ không liên quan đến họ.
Ngoài ra, trái vải cũng là một sự lựa chọn của nhiều nhười cho ngày giết sau bọ. Mâm cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt thường có đầy đủ hương hoa, vàng mã, nước, rượu nếp. Các loại hoa quả, xôi, chè, cơm rượu nếp cùng các loại bánh như bánh ú, bánh tro,… Tùy theo quan niệm của từng vùng, mà sự lựa chọn đồ lễ dâng lên ông bà, tổ tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo các lễ vật chính là hương hoa, vàng mã, nước và rượu nếp.
Nguồn VTC.vn