Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuôi là giai đoạn đầu đời cần chăm sóc kĩ lưỡng. Điều này sẽ khó khăn hơn với những người lần đầu làm mẹ, mẹ cần phải trang bị những kiến thức cơ bản này để cho bé con của mình phát triển tốt nhất. Khi lần đầu làm mẹ bạn sẽ phát hiện ra có rất nhiều thứ thay đổi có thể sống mà không cần dùng đến nó. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ bí quyết chăm sóc trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi.
Ảnh: eva.vn
Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi về giấc ngủ và dinh dưỡng
Cách bế trẻ sơ sinh cho đúng cách
Chăm sóc trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi đầu tiên cần biết cách bế trẻ sao chi đúng. Với những mẹ mới bắt đâu vai trò thiêng liêng thì cách bế bé sao cho đúng là một điều bỡ ngỡ.
Đừng quá lo lắng, sau vài ngày chăm bé, bạn sẽ biết cách bế bé và nhận ra bé thích được bế ở tư thế nào nhất và cách ôm trọn bé vào lòng sao cho con cảm thấy ấm áp nhất. Dù bé khóc đòi bế hay đơn giản là bé đang thức nên bạn muốn bế bé lên để nựng nịu thì trước khi bế bé lên, hãy cho bé biết là bạn sẽ bế bé lên để con không giật mình, khóc hoảng. Đặc biệt với những bé nhỏ hãy luồn tay giữ đầu và cổ bé cẩn thận và hết sức nhẹ nhàng nhé.
Mỗi bé sẽ thích được bế theo một tư thế riêng, có bé thích được vác vai, song có bé lại thích được ẵm ngửa…
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi do dễ tiêu hóa, rất ít khi gây dị ứng và có chứa nhiều kháng thể để giúp bé tránh được những tác nhân gây bệnh.
Ảnh: mecuti.vn
Dạ dày lúc mới sinh của bé khá nhỏ nên chỉ cần ăn từ 6-7 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng từ 1-2 tiếng, thời gian cho bú khoảng từ 15-30 phút (tùy theo lượng sữa). Sau khi sinh xong, mẹ nên cho bé bú sớm nhất để bé có thể bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì trong 2 năm đầu đời là tốt nhất.
Thời gian gợi ý cho các mẹ:
+ Ngày 1 và ngày 2: Cho trẻ ăn khoảng 10ml sữa/ bữa.
+ Từ ngày 3 đến ngày 8: Mẹ có thể tăng thêm mỗi bữa khoảng 10ml sữa, đảm bảo đến ngày thứ 8, bé sẽ ăn được khoảng 70ml sữa/ bữa.
+ Từ ngày 15 đến khi đầy tháng: Mẹ hãy tăng dần số lượng sữa trong 1 bữa lên đến khoảng 100ml.
– Tháng thứ 2 và tháng thứ 3: Mẹ cho trẻ ăn khoảng 6 bữa sữa/ ngày, mỗi bữa khoảng 120ml.
– Tháng thứ 4: Số bữa sữa tương tự các tháng trước, nhưng lượng sữa tăng lên khoảng 130ml/ mỗi và cho bé thử từ 2 đến 3 thìa cà phê nước quả mỗi ngày.
– Tháng thứ 5: Mẹ cho bé ăn 5 bữa sữa/ ngày và số lượng sữa khoảng 140 – 150ml. Bên cạnh đó mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm nước quả và cháo loãng pha sữa.
– Tháng thứ 6: Từ tháng này mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng bột loãng. Bên cạnh đó lượng sữa mỗi bữa sẽ là khoảng 150 – 170ml, về bữa hoa quả thì mẹ có thể cho trẻ ăn theo nhu cầu.
Tắm đúng cách cho bé
Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé là khoảng 36-38 độ nhé, để đảm bảo an toàn và sức khỏe, tốt nhất mẹ nên thử bằng nhiệt kế. Việc tắm cho bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bé được vệ sinh sạch sẽ mà còn giúp bé có được sự thư giãn, thoải mái. Thông thường sau khi sinh những y tá, hộ lý sẽ hướng dẫn mẹ cho bé tắm đúng cách. Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy bé thật sự rất thích nước đấy nhé, bởi con tưởng như mình vẫn còn nằm trong bụng mẹ.
Ảnh: yeutre.vn
Sau khi tắm xong mẹ hãy quấn bé lại bằng khăn bông mềm, vệ sinh sạch sẽ phần rốn và mặc quần áo thoáng mát cho con.
Ru bé ngủ và cần dỗ ngay khi bé khóc
Khi thấy bé có các triệu chứng như nhăn nhó, mếu máo, muốn khóc hay ọ ẹ khó chịu,…mẹ cũng nên dỗ dành bé ngay để bé sớm bình tâm.
Mẹ không nên để bé khóc với mục đích rèn dũa sẽ làm gây hại hệ thần kinh của bé, làm bé chậm phát triển và kém thông minh hơn. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ khóc kèm theo một số dấu hiệu như vã mồ hôi, biếng ăn, đặc biệt là mồ hôi trộm, có những dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện bệnh ngay.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh, dây rốn của trẻ sẽ thay đổi từ màu vàng nhạt sang màu nâu đen, khô và tự rụng dần.Vì cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu như không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và gây biến chứng nhiễm trùng máu ở trẻ. Nên việc vệ sinh rốn cho bé mẹ cần hết sức lưu ý:
– Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ phải rửa tay thật sạch và sát trùng tay bằng cồn 90 độ.
– Nhẹ nhàng tháo băng và gạc rốn ra. Mẹ cần quan sát xem ở vùng rốn và quanh rốn của trẻ có bị mủ, viêm đỏ hay chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hoặc bất thường nào khác không.
– Thực hiện lau rốn bằng bông gòn, nước chín vô trùng và thấm khô vùng cuống rốn, chân rốn. Cần sát trùng vùng da quanh rốn của trẻ bằng nước muối sinh lý.
– Có thể để rốn hở hoặc che rốn bằng một lớp gạc mỏng. Quấn tã tại vùng dưới rốn, tránh để nước tiểu hoặc phân hay bất cứ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
Ảnh: yeutre.vn
Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm phòng đầy đủ là một việc quan trọng nên làm và cần thực hiện đầy đủ với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi mà mẹ nhất định phải nhớ để giúp con luôn khỏe mạnh, phát triển tốt nhất. Mẹ hãy ghi chú lại ngày tiêm phòng và số mũi tiêm theo quy định để thực hiện đầy đủ cho bé.
Bé yêu là những cơ thể nhỏ bé và cần được nâng niu chăm sóc đúng cách và nhẹ nhàng. Bí quyết chăm sóc trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi cha mẹ nên tìm hiểu kĩ lưỡng để chăm sóc bé một cách tốt nhất. Với những thông tin ở trên chúng tôi hy vọng gia đình, các mẹ bỉm có thêm thông tin cho mẹ bé chăm sóc bé tốt hơn. Và có thể đem lại một sự đảm bảo kiến thức để chăm sóc bé trong giai đoạn quan trọng này.