Mách mẹ chế độ dinh dưỡng chuẩn theo từng tháng thai kỳ

0
427
Ảnh : kienthucmevabe.net

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ như thế nào cho hợp lý luôn là thắc mắc hàng đầu của nhiều mẹ bầu. Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi về mọi mặt. Trong suốt 9 tháng mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ khác nhau trong từng tháng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho một thai kỳ như ý nhé!

Dinh dưỡng trong tháng thứ nhất

Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa :

Kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa dành cho mẹ bầu. Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn. Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi

Bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như:

Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Dinh dưỡng trong tháng thứ 2

Ảnh : meijimom.vn

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết

Áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh để tăng cân khi mang thai. Để giúp thai nhi phát triển và tăng trưởng với tốc độ vượt trội. Thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu.

Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này.

Dinh dưỡng trong tháng thứ 3

Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn

Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày

Bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày. Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa

Như vậy mẹ đã hoàn tất được giai đoạn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng là tam cá nguyệt thứ nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Dinh dưỡng trong tháng thứ 4

Ảnh : polyxgo.com

Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C : chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh,… Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết. Tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn

Dinh dưỡng trong tháng thứ 5

Ảnh : jamja.vn

Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mặn. Tránh thực phẩm nhiều muối như : khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Uống nước thường xuyên cộng thêm các loại nước lành mạnh khác.

Dinh dưỡng trong tháng thứ 6

Dùng thực phẩm lành mạnh như : ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu… Chọn thực phẩm chứa carbohydrate như yến mạch, gạo nây,…Vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai. Vẫn nên uống vitamin theo toa của bác sĩ.

Dinh dưỡng trong tháng thứ 7

Bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, tuyệt đối không ăn quá no. Ăn nhẹ 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!

Nếu bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên…. Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên gây phù nề chân tay. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này.

Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu. Triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, các loại đậu, rau xanh,…Đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ. Vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.

Dinh dưỡng trong tháng thứ 8

Lúc này, bạn nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng trong thai kỳ hơn. Để tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

Dinh dưỡng trong tháng thứ 9

 

Ảnh : bestie.vn

Trong 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Vì vậy bà bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng

Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài. Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe. Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.

Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều. Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh. Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón. Bổ sung chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện. Uống vitamin theo toa bác sĩ kê.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lành mạnh, phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ như thế nào cần được chú trọng. Giúp mẹ luôn khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây