Ăn rau gì để giảm mỡ máu? Các loại rau giảm mỡ máu bạn nên biết!

0
79

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, chế độ ăn bao gồm chủ yếu là rau, trái cây và các loại hạt có hàm lượng calo thấp giúp giảm rõ rệt các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến chất béo. Cụ thể là giảm cholesterol toàn phần trong máu và LDL cholesterol. Vậy, nên ăn rau gì để giảm mỡ máu?

Các loại rau giảm mỡ máu theo cơ chế nào?

Các loại thực phẩm khác nhau sẽ làm giảm mỡ máu theo nhiều cách khác nhau. Với các loại rau giảm mỡ máu, cơ chế là: Cung cấp chất xơ hòa tan, liên kết cholesterol và tiền chất của nó trong hệ thống tiêu hóa, từ đó kéo cholesterol ra khỏi cơ thể trước khi chúng đi vào máu. 5 – 10 gram chất xơ hòa tan trở lên mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu là thành phần chính của xơ vữa động mạch).

Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng có hiệu quả hạ mỡ máu theo các cơ chế sau đây:

  • Cung cấp chất béo không bão hòa đa, trực tiếp làm giảm LDL cholesterol
  • Chứa sterol và stanol thực vật, ngăn cơ thể hấp thu cholesterol.

Ăn rau gì để giảm mỡ máu?

ăn rau nhiều màu sắc để giảm mỡ máu

1. Cà tím

Cà tím chứa nhiều chất xơ hòa tan, nhiều nước, ít calo giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp kali tốt cho hoạt động của tim, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Những điều này đều có lợi cho người mắc các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

2. Đậu bắp

Loại rau này có chứa ít calo, là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào.

3. Các loại đậu

Ăn rau gì để giảm mỡ máu tại sao lại nhắc đến các loại đậu? Bởi vì trong bữa ăn của người Việt có nhiều món chế biến các loại đậu thành canh hoặc làm giá đậu.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng sản phẩm từ đậu xanh, đậu tây, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan… để vừa làm rau tốt cho người mỡ máu cao, vừa cung cấp nhiều đạm thực vật tốt cho sức khỏe. Đậu đặc biệt giàu chất xơ hòa tan. Cơ thể cũng mất nhiều thời gian để tiêu hóa đậu nên bạn sẽ thấy no lâu hơn sau bữa ăn.

Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 25 gam đậu nành mỗi ngày ( đậu phụ, sữa đậu,…) có thể giúp giảm 5 – 6% LDL cholesterol.

Bạn nên ăn đậu ít nhất hai bữa mỗi tuần.

4. Trái bơ

Sở dĩ trái bơ cũng nằm trong danh sách ăn rau gì để giảm mỡ máu vì nó có thể ăn như rau trong món salad, kẹp bánh mì sandwich.

5. Rau diếp cá trị mỡ máu

Rau diếp cá được sử dụng trong dân gian để lợi tiểu và giải độc.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch chiết nước của lá diếp cá ức chế sự hấp thu axit béo và glycerol, giảm giảm lượng chất béo trung tính trong máu, chống béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra.

Dù chưa có nghiên cứu trên người về tác dụng của rau diếp cá trị mỡ máu. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ, bạn hoàn toàn nên bổ sung vào danh sách ăn rau gì để giảm mỡ máu.

6. Ăn rau gì để giảm mỡ máu: Mọi loại rau củ khác

Hãy ăn nhiều trái cây và rau củ quả nhiều màu sắc mỗi ngày. Điều này góp phần bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm nguy cơ ung thư. Chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm sự hấp thu cholesterol tại ruột và giảm LDL cholesterol trong máu.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể để lại vỏ của các loại củ quả nếu ăn được để nhận được tối đa chất xơ, sử dụng nước cùng vỏ cam và chanh trong khi làm nước sốt.

Các loại rau điển hình bạn có thể thử là:

  • Rau tươi như cà chua, bắp cải, cà rốt, dưa leo
  • Rau xanh lá, đặc biệt là rau họ cải
  • Rau đông lạnh
  • Rau đóng hộp có lượng natri thấp.

Những món ăn khác nên có bên cạnh ăn rau gì để giảm mỡ máu

kết hợp yến mạch với ăn rau gì để giảm mỡ máu

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì chỉ tập trung vào rau sẽ không đủ. Bạn cần phải cân bằng chế độ ăn với đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho tình trạng mỡ máu cao. Chúng nên bao gồm:

Bột yến mạch, cám yến mạch

Bột yến mạch có chất xơ hòa tan, làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Một khẩu phần ngũ cốc ăn sáng với bột yến mạch hoặc cám yến mạch cung cấp 3 đến 4 gam chất xơ. Nếu bạn thêm trái cây, chẳng hạn như chuối hoặc quả mọng, bạn sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn.

Táo, nho, dâu tây, trái cây họ cam quýt

Những loại trái cây này rất giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan làm giảm LDL.

Cá và axit béo omega-3

Cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 cao, có thể làm giảm chất béo trung tính – một loại chất béo có trong máu. Omega 3 cũng có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ phát triển cục máu đông. Ở những người đã từng bị nhồi máu cơ tim, axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột.

Axit béo omega-3 không ảnh hưởng đến mức cholesterol LDL nhưng có thể giúp giảm chất béo trung tính và tăng HDL. HDL là cholesterol tốt giữ vai trò vận chuyển LDL cholesterol đi tiêu thụ.

Vì những lợi ích cho tim của mà các bác sĩ tim mạch khuyến nghị nên ăn ít nhất hai bữa cá mỗi tuần. Bạn hãy hấp hoặc nướng cá, tránh thêm chất béo không lành mạnh.

Hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất nằm ở:

  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá ngừ
  • Cá hồi.

Các loại thực phẩm như quả óc chó, hạt lanh và dầu hạt cải cũng có một lượng nhỏ axit béo omega-3.

Quả hạch

Hạnh nhân, óc chó, đậu phộng và các loại hạt có thể cải thiện cholesterol trong máu. Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả óc chó có chứa chất béo omega-3, giúp bảo vệ tim và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho những người đã mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, tất cả các loại hạt đều có hàm lượng calo cao, vì vậy, bạn chỉ nên thêm một ít vào món salad hoặc ăn như một món ăn vặt là đủ.

Dầu ô liu

Hãy thử sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể xào rau bằng dầu ô liu, thêm vào nước xốt hoặc trộn với giấm làm nước sốt salad. Bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu để thay thế bơ khi phết thịt hoặc làm nước chấm cho bánh mì. Uống dầu ô liu nguyên chất cũng làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thực phẩm có bổ sung sterol hoặc stanol thực vật

Bơ thực vật, so cô la và nước cam có bổ sung sterol thực vật giúp giảm cholesterol LDL. Cụ thể, thêm 2 gram sterol vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol LDL từ 5% đến 15%. Tuy nhiên, sterol hoặc stanol thực vật có vẻ không tác động đến mức chất béo trung tính hoặc cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL).

Không rõ liệu thực phẩm chứa sterol hoặc stanol thực vật có làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ hay không. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng ăn thực phẩm hay ăn rau gì để giảm mỡ máu cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch.

Whey protein

Whey protein có trong các sản phẩm từ sữa, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng whey protein được cung cấp dưới dạng thực phẩm bổ sung làm giảm cả LDL và cholesterol toàn phần cũng như huyết áp. Bạn có thể tìm mua bột whey protein ở các cửa hàng thực phẩm uy tín.

Mỡ máu cao nên kiêng gì?

kiêng mỡ động vật bên cạnh ăn rau gì để giảm mỡ máu

Để có được lợi ích đầy đủ của những thực phẩm kể trên, đòi hỏi bạn có thêm những thay đổi khác trong chế độ ăn uống và lối sống. Một trong những thay đổi hữu ích nhất là hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bạn ăn.

Chất béo bão hòa có trong mỡ, da, nội tạng động vật, thịt đỏ, bơ, phô mai và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo khác, làm tăng tổng lượng cholesterol của bạn. Giảm mức tiêu thụ chất béo bão hòa xuống dưới 7% tổng lượng calo hàng ngày có thể làm giảm cholesterol LDL từ 8% đến 10%.

Chất béo chuyển hóa, đôi khi được ghi trên nhãn thực phẩm là “dầu thực vật được hydro hóa một phần”, thường được sử dụng trong bơ thực vật, bánh quy giòn và bánh ngọt cũng làm tăng mức cholesterol tổng thể.

Biết ăn rau gì để giảm mỡ máu không chỉ tốt cho người bệnh mỡ máu cao mà còn mang lại những lợi ích cực kỳ quý giá cho sức khỏe tim mạch nói chung. Tăng cường ăn rau và trái cây làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu. Ngoài các loại rau giảm mỡ máu, bạn nên ăn thêm cá béo, bơ thực vật, granola, sô cô la đen, các loại hạt và một số trái cây như táo, nho, dâu tây, trái cây họ cam quýt. Chúng đều giúp giảm LDL cholesterol hiệu quả.

thumbnail
Ăn sao để giảm cân? Hỏi bác sĩ dinh dưỡng ngay!
37k Thành viên

Nếu việc kiểm soát cân nặng khiến bạn mất ăn mất ngủ thì hãy để các chuyên gia mách bạn phương pháp và chế độ ăn uống luyện tập phù hợp với bạn. Hỏi bác sĩ ngay!

THỰC ĐƠN GIẢM CÂN 3 NGÀY VỚI KHOAI TÂY VÀ 6 MÓN HIỆU QUẢ

Trần Hoan·1 tháng trước

Khoai tây giảm cân như thế nào?

Đã có những nghiên cứu cho rằng khoai tây có liên quan đến việc tăng cân, béo phì và tăng lượng đường trong máu. Nhưng cũng có một số nghiên cứu có cái nhìn cân bằng hơn về loại củ giàu tinh bột này. Đó là bạn hoàn toàn có thể giảm cân bằng khoai tây chỉ trong thời gian ngắn nhất.

Người ta nghĩ rằng khoai tây làm tăng cân vì có lượng carbs cao. Thế nhưng, thực tế carbohydrate trong khoai tây là loại phức hợp rất ít calo và giàu chất xơ. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiêu thụ khoai tây trong khi vẫn duy trì lượng calo thấp, giúp bạn giảm cân mà không cảm thấy đói. Chất xơ, chủ yếu được tìm thấy trong vỏ khoai tây, giúp tiêu hóa chậm, thúc đẩy cảm giác no và giảm cảm giác đói.

Ăn khoai tây có giảm cân không? Khoai tây chứa một hợp chất gọi là chất ức chế proteinase II. Chất này tác động lên quá trình tiết hormone, dẫn đến giảm cảm giác đói và tiêu hóa chậm hơn. Sự kết hợp giữa chất xơ và protein giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân.

Tất cả các loại khoai tây đều có hàm lượng calo thấp, giúp giảm cân một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, khoai tây có lượng chất béo ít trong khi đó giá trị dinh dưỡng của các nhóm chất khác lại cao. Theo đó, nếu biết cách chế biến có thể giúp giảm cân nhanh mà không bị mệt mỏi.

Các loại vitamin C, B trong khoai tây cũng có thể đốt cháy mỡ thừa. Cùng với đó, thành phần chất xơ cao còn giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn lượng calo nạp vào.

Ngoài ra, khoai tây còn giàu vitamin B1, B2, B6… giúp thải loại độc tố trong cơ thể. Vì thế ăn khoai tây sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn quá trình lão hóa.

Có nên ăn khoai tây để giảm cân?

Chế độ ăn kiêng bằng khoai tây hứa hẹn giảm cân nhanh chóng. Song chưa có chứng minh khoa học về việc này.

Do đó, chế độ ăn khoai tây giảm cân chỉ có thể áp dụng thời gian ngắn. Nếu áp dụng chế độ giảm cân với khoai tây trong thời gian dài sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn sau:

• Khoai tây là một thành phần bổ dưỡng trong chế độ ăn nhưng lại không đáp ứng được tất cả nhu cầu dinh dưỡng. Khoai tây không chứa nhiều protein và chất béo, ít canxi, vitamin A. Do đó, nếu ăn kiêng với khoai tây lâu dài, bạn có thể đối mặt với nguy cơ thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.

• Khoai tây bổ dưỡng, nhưng ít calo. Điều này có thể dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm làm giảm khối lượng cơ của cơ thể.

• Khi theo một chế độ ăn rất ít calo, cơ thể bạn có thể thích nghi bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất và đốt cháy ít calo hơn. Quá trình này có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí rất lâu sau khi kết thúc chế độ ăn kiêng. Do đó, đây chính là lý do chính khiến 80% người ăn kiêng bị tăng cân trở lại theo thời gian.

Chính vì những lý do trên, không phải ai cũng có thể áp dụng được cách giảm cân bằng khoai tây. Và việc ăn khoai tây giảm cân còn phụ thuộc vào cách thức chế biến khoai cũng như thời gian áp dụng phương pháp này. Chẳng hạn như khoai tây chiên không thể giảm cân vì nhiều dầu mỡ gây béo.

Các món khoai tây giúp giảm

Phương pháp nấu ăn rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân. Vì thế, nếu muốn ăn khoai tây giảm cân, bạn nên áp dụng bằng các món sau đây nhé.

1. Giảm cân bằng khoai tây luộc

Khoai tây luộc có giảm cân không? Khoai tây luộc hoặc hấp là phương pháp tốt nhất để giảm cân. Khoai tây luộc giữ lại hàm lượng nước đáng kể, khiến chúng ta nhanh no.

Sau khi luộc khoai tây, bạn làm lạnh chúng cũng tạo ra hàm lượng tinh bột cao. Điều này có tác dụng điều chỉnh quá trình trao đổi chất, thúc đẩy cảm giác no và ngăn ngừa bạn ăn quá nhiều.

Nghiên cứu cũng cho thấy, trong khoai tây luộc chứa nhiều resistant starches, chất giúp ngăn béo phì và giảm cholesterol máu. Do đó, giảm cân bằng khoai tây luộc không chỉ giúp vóc dáng thon gọn mà còn tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Khi ăn khoai tây luộc giảm cân, bạn không nên chấm khoai với đường hoặc muối vì có thể gây phản tác dụng.

2. Giảm cân bằng khoai tây và sữa chua

Sữa chua chính là nguồn cung cấp canxi, vitamin cũng như những vi khuẩn hữu ích cho cơ thể. Vì vậy giảm cân bằng khoai tây và sữa chua cũng là một trong những lựa chọn phù hợp cho bạn.

Bạn có thể áp dụng giảm cân 3 ngày với khoai tây và sữa chua theo thực đơn như sau:

Ngày 1:

• Bữa sáng: 1 củ khoai tây luộc + 1 cốc sữa chua uống

• Bữa trưa: 2 củ khoai tây luộc + 1 hộp sữa chua không đường + 1 đĩa salad rau củ

• Bữa tối: 2 cốc sữa chua + 1 bát khoai tây nghiền

Ngày 2:

 Bữa sáng: 1 cốc sữa chua

• Bữa trưa: 2 củ khoai tây luộc + 1 cốc sữa chua + 1 bát cháo yến mạch

• Bữa tối: 1 củ khoai tây nướng + 1 bát cháo yến mạch + 1 quả táo

Ngày 3:

• Bữa sáng: 1 cốc sữa chua + 1 lát bánh mì nướng

• Bữa trưa: 2 củ khoai tây + 1 bát súp bí đỏ + 1 cốc sữa chua

• Bữa tối: 1 củ khoai tây hấp + 1 bát cháo đậu xanh + 1 hộp sữa chua trái cây

3. Salad khoai tây giảm cân

Salad khoai tây cũng là một trong những món ăn phù hợp cho chế độ giảm cân. Salad khoai tây có thể hạn chế được lượng chất béo nạp vào cơ thể vì không qua chế biến. Đặc biệt, cách làm này cũng giúp giữ được các loại vitamin, khoáng chất trong khoai tây.

Cách chế biến salad khoai tây giảm cân cũng rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng công thức sau:

• Nguyên liệu: khoai tây, hành tím, dưa chuột, gia vị

• Cách làm: Đầu tiên, bạn rửa sạch khoai tây rồi cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó bạn cho khoai tây vào nồi hấp chín. Hành tím và dưa chuột cắt miếng mỏng rồi trộn thêm một chút muối. Sau đó bạn trộn đều các nguyên liệu trên, thêm chút sốt mayonnaise là có thể thưởng thức.

4. Giảm cân bằng khoai tây nghiền

Trong thực đơn giảm cân bằng khoai tây không thể thiếu món khoai tây nghiền. Các nghiên cứu cho thấy trong 100g khoai tây nghiền chỉ chứa khoảng 80kcal và nhiều dưỡng chất khác. Đây là món ăn ưa chuộng ở phương Tây.

Cách làm khoai tây nghiền cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể xem hướng dẫn cách làm khoai tây nghiền giảm cân sau:

• Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 1 cốc sữa tươi không đường, một ít muối.

• Cách làm: Bạn rửa sạch khoai tây rồi đem hấp chín. Sau đó, bạn bóc bỏ vỏ khoai rồi dùng muỗng tán nhuyễn. Khi khoai tây đã mịn, bạn đổ sữa tươi vào rồi trộn đều cho tới khi khoai tây và sữa quyện mịn vào nhau là được.

5. Giảm cân bằng nước ép khoai tây

Tuy không ngon như những loại nước ép hoa quả khác, nhưng nước ép khoai tây lại giúp ích rất nhiều trong việc giảm cân. Uống nước ép khoai tây sau bữa ăn có thể ngăn chặn cơn đói, điều này sẽ ngăn bạn ăn quá nhiều và giúp giảm cân.

Bên cạnh đó, nó còn rất tốt cho sức khỏe, từ việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch đến tăng cường khả năng miễn.

Cách làm nước ép khoai tây cũng đơn giản và giống như ép các loại hoa quả khác. Vì vậy bạn có thể dễ dàng làm hàng ngày. Khi làm nước ép khoai tây, bạn nên để nguyên cả vỏ, vì nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

6. Khoai tây và trứng

Cách giảm cân với trứng và khoai tây khá đơn giản. Trứng ít calo (1 quả trứng luộc chứa 155 calo), lại giàu protein và nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ cung cấp cho bạn năng lượng để làm việc.

Bạn thực hiện cách giảm cân với trứng và khoai tây trong ngày như sau:

• Bữa sáng: 1 củ khoai tây luộc ăn cùng 1 hộp sữa chua không đường.

 Bữa trưa: 1/2 bát cơm gạo lứt + 1 ly nước cam pha mật ong + 1 quả trứng luộc.

• Bữa tối: 1 củ khoai tây luộc và 1 ly sữa tươi không đường.

Lưu ý: Nếu đói bạn có thể ăn thêm các loại rau củ hấp/luộc để làm đầy dạ dày.

Quy tắc cần lưu ý khi ăn khoai tây

Năm 2016, tác giả Tim Steele đã xuất bản cuốn sách Potato Hack: Weight Loss Simplified với nội dung: “Khoai tây là loại thức ăn kiêng tốt nhất từng được phát minh”. Trong đó, ông đã vạch ra 7 quy tắc cơ bản khi ăn khoai tây giảm cân trong cuốn sách của mình:

• Quy tắc 1: Chỉ ăn khoai tây nấu chín từ 3 – 5 ngày.

• Quy tắc 2: Theo nguyên tắc chung, hãy ăn khoảng từ 0,9–2,3kg khoai tây mỗi ngày.

• Quy tắc 3: Không ăn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, bao gồm cả gia vị và nước sốt, chẳng hạn như tương cà, bơ, kem chua và phô mai.

• Quy tắc 4: Có thể thêm muối nếu bạn nhất thiết phải dùng, nhưng hãy cố gắng hạn chế nó.

• Quy tắc 5: Khi khát, bạn chỉ nên uống nước lọc, trà thường hoặc cà phê đen.

• Quy tắc 6: Không nên tập thể dục nặng. Hãy tập thể dục nhẹ nhàng và đi bộ.

• Quy tắc 7: Dùng các loại thuốc thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng hạn chế sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng không được kê đơn nào.

Nếu muốn giảm cân nhanh chóng, bạn có thể áp dụng quy tắc chỉ ăn khoai tây từ 3 đến tối đa 5 ngày như Tim Steele đã vạch ra ở trên. Quy tắc này khá nghiêm ngặt nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ dành cho bạn.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng hãy xem lại thể trạng của mình nhé. Nếu không thể theo quy tắc này, bạn có thể áp dụng ăn khoai tây giảm cân với thực đơn đan xen các món ít béo hoặc các nguyên liệu hỗ trợ giảm cân khác.

Chúc bạn sớm lấy lại được vóc dáng thon gọn lý tưởng với thực đơn giảm cân bằng khoai tây!

Đọc tiếp

6

5


Ăn mướp đắng sống có tác dụng gì?

Trương Yến·2 tháng trước

Ăn mướp đắng sống có tác dụng gì? Bạn quan tâm hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mướp đắng hay còn có tên gọi khác là khổ qua, là thực phẩm giàu vitamin A, dùng để phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, chống xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, chống cảm lạnh,…

Ngoài ra, chất glycoside trong mướp đắng còn có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Theo đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, bổ thận,…

Ăn mướp đắng sống có tác dụng gì?

Mướp đắng gồm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin C, B1, B12, canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein và chất béo,… Vậy bạn đã biết ăn mướp đắng sống có tác dụng gì? Dưới đây là tác dụng của loại thực phẩm này:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2

Mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng chuyển hóa glucose đã được khoa học chứng minh. Do đó hãy uống một ly sinh tố mướp đắng mỗi ngày.

Đối với những thay đổi trong chế độ ăn uống của người tiểu đường cần tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ, ngừng sử dụng nếu bạn có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết dưới chỉ định của bác sĩ.

Sỏi thận

Mướp đắng có thể giúp phá vỡ sỏi thận một cách tự nhiên. Mướp đắng làm giảm tính axit góp phần ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận.

Ăn mướp đắng sống có tác dụng gì? Giảm cholesterol

Mướp đắng giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ đáng kể. Một lợi ích nữa là mướp đắng tác động lên cơ thể một cách tự nhiên, ngăn ngừa những rủi ro về sức khỏe trên.

Ung thư tuyến tụy

Một trong những lợi ích tuyệt vời của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng can thiệp vào quá trình sản xuất glucose và có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy đã được khoa học chứng minh.

Hãy thử các công thức nước ép mướp đắng để tối đa hóa lợi ích nhận được từ loại thực phẩm này. Mướp đắng cũng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư khác gan, ruột kết, vú hoặc tuyến tiền liệt.

Làm đẹp da

Ăn và uống mướp đắng rất có lợi cho da. Ăn mướp đắng thường xuyên được cho là có tác dụng làm trắng da và giúp điều trị mụn trứng cá, bệnh vảy nến, chàm. Một ưu điểm khác của mướp đắng là tác dụng làm sạch máu rất hiệu quả.

Ăn mướp đắng sống có tác dụng gì? Giảm cân

Giống như hầu hết các loại rau củ quả khác, mướp đắng rất ít calo và giúp bạn no lâu nên là thực phẩm giảm cân rất tốt. Các đặc tính chống lại bệnh tiểu đường loại 2 cũng giúp giảm cân và duy trì sức khỏe. Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bạn không cần lo lắng khi ăn mướp đắng bị thiếu chất khi ăn kiêng, giảm cân.

Ăn mướp đắng sống có tác dụng bổ gan

Mướp đắng giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật và giảm tích nước. Do đó những bài thuốc từ mướp đắng rất tốt cho người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Uống một ly nước ép mướp đắng mỗi ngày để nhận được những lợi ích tốt cho gan.

Ăn mướp đắng sống giúp chuyển hoá carbohydrate

Đây là một lợi ích rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Carbohydrate được chuyển hóa thành đường và mướp đắng hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường. Chuyển hóa carbohydrate nhanh hơn có nghĩa là ít chất béo được lưu trữ trong cơ thể, duy trì cân nặng khỏe mạnh .

Nguồn cung cấp vitamin K

Vitamin K góp phần vào sức khỏe của xương và quá trình đông máu, đồng thời có đặc tính chống viêm. Trong đó, mướp đắng là nguồn vitamin K dồi dào nên bổ sung vào chế độ ăn uống để tăng cường vitamin K tốt cho xương khớp.

Tăng khả năng miễn dịch

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và bệnh lý tiềm ẩn. Trong đó, mướp đắng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng đường ruột, ngăn ngừa và kiểm soát dị ứng thực phẩm và loại bỏ nhiễm trùng nấm men một cách tự nhiên. Một lợi ích nữa của mướp đắng là giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và chứng khó tiêu.

Những điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng

Từ những thông tin trên, có thể thấy mướp đắng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Bằng cách thêm mướp đắng vào chế độ ăn uống là bạn có thể tận dụng những lợi ích của loại thực phẩm này. Tuy nhiên để nhận được hiệu quả như mong muốn khi dùng mướp đắng bạn cần lưu ý một số sau:

Cách sử dụng mướp đắng

Mướp đắng là loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và đa dạng. Có thể ăn sống hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như khổ qua nhồi thịt, mướp đắng xào trứng, xanh mướp đắng và thịt bò.

Đối tượng không nên dùng mướp đắng

Mặc dù mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số người nên tránh sử dụng loại thực phẩm này:

  • Phụ nữ có thai, đặc biệt là phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ và đang cho con bú.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Người huyết áp thấp.
  • Người có vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Bệnh nhân trước và sau phẫu thuật (ngưng ăn ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật).
  • Người bị thiếu canxi.
  • Người bị thiếu men G6PD.

Tác dụng phụ

Ăn quá nhiều mướp đắng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi và tiêu chảy. Ngoài ra, việc lạm dụng thực phẩm này có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhanh chóng, gây đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi và một số trường hợp có thể ngất xỉu.

Lưu ý khi ăn mướp đắng

Lưu ý những điều dưới đây để nhận được lợi ích tốt cho sức khoẻ và tránh những tác dụng phụ không mong muốn từ mướp đắng:

  • Sử dụng mướp đắng vừa phải và không lạm dụng.
  • Không kết hợp mướp đắng với sườn heo chiên hoặc măng cụt.
  • Tránh uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng vì có thể kích ứng dạ dày. Nên uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng 1 – 2 giờ.
  • Không ăn mướp đắng khi bụng đói.

Qua bài viết trên, bạn đã biết thêm thông tin về việc ăn mướp đắng sống có tác dụng gì đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Qua đó bạn biết cách sử dụng mướp đắng để nhận được tối đa lợi ích tuyệt từ thực phẩm này.

Đọc tiếp

5

9


Uống mật ong có tác dụng gì?

Van Thi·2 tháng trước

Mật ong, một loại thực phẩm tự nhiên ngọt ngào và dinh dưỡng, không chỉ là một nguyên liệu thường thấy trong ẩm thực mà còn được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da của con người. Vậy, uống mật ong có tác dụng gì? Hãy cùng khám phá hàng loạt công dụng đáng kinh ngạc đến từ loại thực phẩm này nhé!

Uống mật ong có tác dụng gì?

Uống mật ong có tác dụng gì? Uống mật ong có thể mang lại một số tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng cần lưu ý rằng mật ong không nên được xem là một thực phẩm thay thế chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng mà việc uống mật ong có thể mang đến cho cơ thể của bạn.

Uống mật ong giúp tăng sức đề kháng

Mật ong chứa các chất có khả năng kháng khuẩn và kháng virus, từ đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào cơ thể. Đặc biệt, nếu kết hợp tinh bột nghệ và mật ong sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn một cách mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, mật ong có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do gốc tự do. Vì thế, việc uống mật ong hàng ngày sẽ cung cấp thêm các hoạt chất có lợi này cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng của bạn.

Giảm ho khan, ho có đờm bằng cách uống mật ong

Uống mật ong có tác dụng gì? Uống mật ong có thể làm giảm ho khan, ho có đờm nhờ vào các tính chất làm dịu và kháng viêm của nó. Dưới đây là một số cách mà uống mật ong có thể giúp giảm ho:

  • Mật ong hấp lá hẹ: Một cách trị ho phổ biến là hấp lá hẹ với mật ong. Lá hẹ sau khi được hấp chín với mật ong sẽ có tính kháng viêm và làm dịu họng, giúp giảm ho khan và ho có đờm.
  • Mật ong quất: Mật ong kết hợp với quả quất có tác dụng làm dịu và làm giảm ho. Đầu tiên, hãy hấp quả quất với lượng mật ong vừa ngập quả. Sau đó, bạn có thể uống trực tiếp nước hấp hoặc pha với nước ấm và dầm nát quả quất ra.

Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu, cho nên nó có thể hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng ho. Tuy nhiên, mật ong không phải là thuốc ho và không thể thay thế chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ. Nếu triệu chứng ho kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn cần tham khảo ngay ý kiến chuyên gia y tế để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Uống nghệ mật ong giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Mật ong chứa enzyme glucose oxidase, giúp tạo ra hydrogen peroxide – một chất diệt khuẩn mạnh. Chất này có khả năng diệt khuẩn vi khuẩn H. pylori, một tác nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày. Việc tiêu diệt H. pylori có thể giúp giảm nguy cơ viêm loét và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, nghệ chứa nhiều curcumin – một chất có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Sự kết hợp giữa mật ong và curcumin trong nghệ có thể giúp giảm viêm và giảm đau do viêm loét dạ dày gây ra. Ngoài ra, chúng còn tạo ra lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động gây tổn thương và viêm nhiễm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mật ong và nghệ không phù hợp với tất cả mọi người. Vậy, những ai không nên uống nghệ mật ong? Một số đối tượng không nên sử dụng nghệ mật ong, bao gồm:

  • Những người chuẩn bị phẫu thuật
  • Người dị ứng với các thành phần của mật ong và tinh bột nghệ
  • Những đối tượng mắc các bệnh: Sỏi thận, thiếu máu, sỏi mật và tắc nghẽn đường mật
  • Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 1 tuổi

Uống mật ong với chanh giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Uống chanh mật ong có tác dụng gì? Chúng ta biết rằng việc uống mật ong kết hợp với chanh có nhiều ích lợi đối với sức khỏe của con người, trong đó, tác dụng hỗ trợ giảm cân nổi trội hơn cả. Bởi vì những lý do sau đây:

  • Chanh chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
  • Mật ong chứa các đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời có khả năng chống viêm.

Vì thế mà, sự kết hợp giữa mật ong và chanh có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn có một chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, thì nước chanh mật ong này sẽ giúp bạn đốt lượng mỡ thừa nhanh hơn, từ đó tăng hiệu quả giảm cân.

Uống mật ong với chanh giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Uống mật ong có tác dụng gì? Uống mật ong pha nước ấm có thể giúp thanh lọc máu, giúp da trở nên tươi sáng và căng tràn sức sống hơn. Đồng thời, đặc tính kháng khuẩn của mật ong có thể giúp giảm viêm và ngăn chặn mụn xuất hiện.

Bên cạnh việc uống mật ong với nước ấm, bạn cũng có thể thử tinh bột nghệ và mật ong, sự kết hợp của chúng giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể, bảo vệ chức năng gan và thận, giúp da sáng và sạch hơn từ bên trong.

Tuy nhiên, uống mật ong có thể hỗ trợ làm đẹp da nhưng không thể thay thế các biện pháp chăm sóc da từ bên ngoài. Để có kết quả tốt nhất, nên kết hợp việc uống mật ong với chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc da hợp lý.

Uống mật ong vào lúc nào tốt nhất?

Uống mật ong có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên để tận dụng tối đa lợi ích về sức khỏe bạn nên tham khảo các khoảng thời gian sau:

  • Buổi sáng: Uống mật ong vào buổi sáng có thể giúp cung cấp năng lượng, làm sạch dạ dày, và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Đây cũng là thời điểm tốt để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm cân.
  • Buổi tối: Mật ong chứa nhiều khoáng chất và vitamin tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng. Uống mật ong vào buổi tối có thể kích thích tinh thần, giúp giảm mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng.
  • Trước khi ngủ: Uống mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon và hạn chế tình trạng mất ngủ.
  • Trước bữa ăn: Uống mật ong trước bữa ăn 30 phút có thể giúp ức chế tiết acid dạ dày và giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Đặc biệt hữu ích cho người bị viêm loét dạ dày.
  • Sau bữa ăn: Uống mật ong sau bữa ăn 1-2 giờ giúp tăng cường nhu động ruột, giảm thời gian đại tiện và giúp hạn chế tác động xấu khi bạn lỡ ăn quá nhiều trong bữa ăn.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về câu hỏi “Uống mật ong có tác dụng gì?”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây