1Bánh khúc đặc sản ở đâu?
Bánh khúc có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, sở dĩ có cái tên như vậy là vì bởi thứ bánh này được làm từ lá rau khúc, rồi gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn mỡ làm nhân.
Do đó, loại bánh khúc này thường chỉ được tìm thấy vào những mùa rau khúc mọc nhiều, vào độ tháng 2, tháng 3 m lịch hằng năm.
Dù có mặt ở nhiều tỉnh Bắc Bộ, song bánh khúc được biết đến hơn cả với tư cách là đặc sản của Hà Nội. Những người sinh ra và lớn lên ở thủ đô hẳn đã quen thuộc với hình ảnh những người đội thúng bánh trên đầu hoặc chạy xe đạp rao bán vào các buổi tối, tạo nên một nét giản dị đặc trưng ở đất Hà Thành.
2Đặc điểm của bánh khúc là gì?
Điều làm nên sự đặc biệt của bánh khúc nằm ở phần xôi nếp thơm đậm mùi lá khúc, kết hợp với nhân bánh hòa quyện giữa đậu xanh, thịt mỡ béo ngậy và hạt tiêu cay nồng bên trong.
Tất cả những yếu tố này sẽ giúp món ăn trở nên ấm áp, phù hợp dùng trong những ngày đông khi tiết trời đã trở nên se lạnh.
Đối với một số người, khi ăn bánh khúc, họ có thể cho thêm hành mỡ để món ăn được béo béo, bùi bùi hơn.
Hiện nay, nhờ có sự xuất hiện của bột lá khúc khô, nên bánh khúc đã có thể được thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, song, bánh khúc ngon đúng chuẩn vẫn phải dùng loại lá tươi, vào đúng tháng 2, tháng 3 m lịch.
3Nguyên liệu làm món bánh khúc
Một điều tuyệt vời là, bánh khúc không quá khó cũng như không mất nhiều thời gian để làm tại nhà. Hơn nữa, phần nguyên liệu của bánh cũng giản dị và dễ tìm mua.
Chỉ với gạo nếp, thịt ba chỉ, đậu (đỗ) xanh, lá khúc, bột gạo tẻ và những gia vị cơ bản như nước mắm, đường, muối, dầu ăn, hành khô, tiêu là bạn đã có thể làm ra một dĩa bánh khúc thơm ngon, hấp dẫn ngay tại nhà rồi.
Trên đây là những thông tin về bánh khúc – một trong những món ăn truyền thống của người dân miền Bắc. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại bánh này và có thể thưởng thức chúng trong thời gian gần nhất. Chúc bạn luôn vui.