Khám phá hai món bánh cá bungeoppang và taiyaki, tuy thoạt nhìn giống nhau nhưng vẫn có những điểm khác biệt.
- Cửa hàng phục vụ món bánh hình icon facebook có gì đặc biệt mà khiến người Nhật Bản truyền tai nhau đến thử?
- Lên sóng đài EBS Hàn Quốc, được đầu bếp nổi tiếng xứ Hàn khen hết lời, món ngon này ở chợ nổi Cái Răng có gì đặc biệt?
- Làm thế nào mà phô mai phương Tây tìm được đường thâm nhập vào ẩm thực truyền thống Hàn Quốc?
Nếu bạn có để ý thì sẽ thấy cả hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản có hai món rất giống nhau, đó là bánh cá bungeoppang và taiyaki. Nhiều người cho rằng hai món bánh này là một, nhưng tốt nhất bạn đừng nên nói thế trước mặt một người Hàn hay người Nhật nào, bởi vì họ tin rằng hai món bánh này là khác nhau!
Về cái tên
Taiyaki và bungeoppang không chỉ có nghĩa là “bánh cá” như khi dịch ra tiếng Việt, nên để thấy được sự khác biệt, ta hãy bắt đầu tìm hiểu từ nghĩa gốc của mỗi cái tên.
Đầu tiên là cái tên taiyaki – trong đó, “tai” là tên tiếng Nhật của loài cá thuộc họ cá tráp. Loại cá này có mối quan hệ rất mật thiết với đời sống tinh thần người Nhật, thậm chí còn xuất hiện trong mâm cỗ năm mới Osechi Ryori và một số dịp ăn mừng, bởi “tai” đồng âm với “medetai”, có nghĩa là ăn mừng. Từ “yaki” chỉ đơn giản là “làm chín bằng nhiệt độ”, có thể chỉ chung các món nướng, xào… Taiyaki còn có thể chỉ món cá tráp nướng.
Tiếp đến là bungeoppang, với chữ “bungeo” có nghĩa là “cá chép”, loài cá thường có mặt trong sông ngòi ở Hàn Quốc. Chữ “ppang” có nghĩa là bánh mì.
Hình dáng
Có một sự thật là hai món này trông cực kì giống nhau, tuy nhiên nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một số sự khác biệt nhất định.Taiyaki có hình dạng một chú cá tráp với vây và đuôi hướng lên, và có cấu trúc tương đối phẳng, dẹp.
Trong khi đó, bungeoppang có hình dạng cá chép với đuôi thẳng cân đối, và còn hơi tròn trịa. Một số người cũng cho rằng bungeoppang có hình dạng nhỏ hơn taiyaki.
Người ta tin rằng Taiyaki xuất hiện đầu tiên ở Tokyo, Nhật Bản vào thời Meiji cho đến hiện tại. Đây là món bánh được bán khắp nơi trên đất Nhật, nhất là các chợ trời và gian hàng lễ hội. Mặt khác, Bungeoppang được xem là một biến thể của Taiyaki được người Nhật đưa vào Hàn Quốc – một câu chuyện khá tương tự với món gyoza và mandu.
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm hai món bánh tương đối giống nhau, với vỏ bánh làm từ trứng, bột, giống với các loại bánh kẹp bình thường. Nhân bánh phổ biến nhất cho cả hai loại là nhân đậu đỏ, tuy nhiên taiyaki cũng có các loại nhân khác như matcha, socola, custard. Ngược lại, bungeoppang thường chỉ có nhân đậu đỏ mà thôi.
Bungeoppang đôi khi còn được ăn cùng với patbingsu vào mùa hè.