Cách xử lý trẻ bị phát ban mà không sốt, nguyên nhân là gì?

0
320
cham-soc-tre-1
ảnh: eva.vn

Trẻ bị phát ban nhưng không bị sốt có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh da liễu của bé. Ví dụ như chàm sữa, rôm sảy, hăm tã, viêm da dị ứng,… Vậy trẻ bị phát ban nhưng không sốt có bị nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây về cách chăm sóc trẻ đúng cách nhé.

Trẻ nhỏ bị phát ban nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Phát ban da là một trong những triệu chứng bệnh lý xảy ra khá nhiều ở trẻ. Dưới đây là những bệnh có khả năng sẽ khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt.

cham-soc-tre-1
ảnh: eva.vn

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng được xem là một trong những dạng bệnh viêm da mãn tính. Và nó có xu hướng bùng phát khi gặp những điều kiện thuận lợi. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở trẻ bị viêm da dị ứng là phát ban có màu đỏ hoặc hồng. Sau đó da có thể bị ngứa và khô sau đó bong tróc.

Bệnh lý này chỉ gây phát ban da, viêm da nhưng không gây sốt hay mệt mỏi. Viêm da dị ứng thường gặp tình trạng ở trẻ nhỏ và có xu hướng giảm đi khi trưởng thành.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương da xảy ra sau khi tiếp xúc với những chất dị ứng (hóa chất, côn trùng hay mủ thực vật,…). Tổn thương do viêm da tiếp xúc gây ra có màu hồng và đỏ. Nó xuất hiện những nốt sần hay mụn nước kèm theo và thường gây ngứa ngáy và khó chịu.

cham-soc-tre-2
ảnh; vinmec.com

Chàm sữa

Chàm sữa là bệnh lý da liễu thường gặp ở những trẻ từ 5 – 11 tháng tuổi. Các tổn thương da do chàm sữa gây ra thường xảy ra ở mặt (má, trán hay vùng má). Tuy nhiên với những trẻ ở mức độ nặng thì chàm sữa có thể lan xuống cổ và thân.

Phát ban do chàm sữa thường không gây ra sốt nhưng có thể gây ngứa và đau rát.

Rôm sảy

Rôm sảy là một dạng tổn thương da cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra khi tuyến mồ hôi bị bít tắc do bã nhờn và bụi bẩn ứ đọng.

Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian nắng nóng và độ ẩm cao. Rôm sảy gây phát ban da ở trẻ, đi kèm với các nốt mụn nước nhỏ và ngứa ngáy nhưng thường không gây sốt.

Hăm tã

Hăm tã còn được gọi là viêm da do tã lót. Chúng hình thành khi da bị ma sát với tã và quần. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 15 tháng. Hăm tã đặc trưng bởi tình trạng phát ban ở vùng mông, bẹn và những vùng da tiếp xúc với tã lót khác nhau

Trong các trường hợp hăm tã nặng thì da có thể nổi các sẩn nước nhỏ trên bề mặt ban đỏ. Triệu chứng do hăm tã chỉ gây ngứa và khó chịu. Hay đau rát nhưng không làm tăng thân nhiệt ở trẻ nhỏ.

cham-soc-tre-3
ảnh: yhoccongdong.com

Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Vệ sinh da bé cẩn thận khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Da của bé nên thường xuyên vệ sinh cẩn thận để loại bỏ những bụi bẩn trên cơ thể. Và vi khuẩn trên da nhằm tránh gây kích ứng da

Bạn hãy tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày và nên lau khô người cho bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sạch. Và đặc biệt là chú ý vùng kín của con luôn thoáng mát, sạch sẽ và không bị ẩm ướt. Hàng ngày, bạn cũng cần lau người cho bé, chăm sóc trẻ cẩn thận và nhất là sau khi ăn uống hay đi vệ sinh.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bạn nên cho trẻ uống nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô da của bé. Và từ đó hỗ trợ làm giảm những triệu chứng bệnh về da.

Dùng kem dưỡng ẩm

Khi trẻ bị mắc các bệnh về da thông thường. Thì bạn có thể dưỡng ẩm cho da bé bằng thuốc mỡ mỗi 2 lần 1 ngày trước khi ngủ và sau khi tới trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những loại kem chống ngứa cho bé sau khi dưỡng ẩm da. Điều đó giúp làm giảm ngứa tạm thời nhưng không nên bôi quá 2 lần/ngày. Và việc sử dụng nên có chỉ định của bác sĩ

Hạn chế để bé gãi ngứa

Bạn nên cắt ngắn những móng tay của bé hoặc băng lại những vùng da đang bị ảnh hưởng. Để có thể phòng tránh tình trạng bé gãi ngứa làm trầy xước da và khiến bệnh về da nặng thêm.

Chọn sản phẩm gia dụng đúng chuẩn gốc thực vật

Làn da của bé rất nhạy cảm và mỏng manh nên sẽ dễ bị kích ứng với những hóa chất độc hại trong các sản phẩm tẩy rửa. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt.

tam-ly-so-hai-khi-be-di-kham-bẹnh-3
Ảnh: yhoccongdong.com

Vì thế, bạn nên ưu tiên những chọn mua những sản phẩm tẩy rửa vớinguồn gốc thực vật. Để có thể thực hiện lối sống xanh giúp ngôi nhà trở nên an toàn hơn cho những thành viên trong gia đình. Và đặc biệt là trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ

Nếu sau khi 2-3 ngày điều trị tại nhà mà tình trạng da của bé không thuyên giảm thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện bác sĩ thăm khám và chăm sóc trẻ. Bác sĩ có thể cấp cho bé một số loại thuốc đường uống. Cùng với hướng dẫn bạn cách sử dụng cho con mau lành bệnh.

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh về da do bị kích ứng khác nhau. Với những tác động ngoài môi trường. Vì thế, hãy chọn những dòng sản phẩm chăm sóc trẻ và gia đình tốt cho sức khỏe. Và hãy luôn thật sáng suốt trong mọi quyết định mua sắm để không có chất kích ứng nào làm ảnh hưởng đến làn da của con yêu nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây