Chế độ ăn BRAT là gì? Những điều cần biết về chế độ ăn BRAT

0
1008
chế độ ăn brat
Ảnh : internet

 Chế độ ăn BRAT chứa các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy, thực phẩm ít chất xơ, có thể làm rắn phân. Giúp bổ sung Kali bù đắp phần thiếu hụt về dinh dưỡng khi bị nôn và tiêu chảy nhiều.

Ảnh : internet

Chế độ ăn BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce and Toast). Bao gồm những loại thức ăn nhẹ nhàng và được áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy.

-Chuối (Banana)

-Gạo (Rice)

-Sốt táo (Apple Sauce)

-Bánh mì nướng (Toasted bread)

healthplus.vn

Chế độ ăn này bao gồm các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy. Đây là những thức ăn chứa ít chất xơ, làm phân rắn hơn.

Thực đơn này bao gồm chuối – là loại thực phẩm chứa nhiều kali có thể bù đắp cho các chất dinh dưỡng cơ thể bạn bị mất khi nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Nên áp dụng chế độ ăn BRAT khi nào

Không nên áp dụng chế độ ăn BRAT khi bạn bị nôn cấp tính hay trong các trường hợp nghiêm trọng. Chỉ khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện thì mới nên áp dụng chế độ ăn BRAT này. 

Khi đó, hãy ăn từng miếng nhỏ để giúp dạ dày có thể dễ dàng thích nghi rồi mới tăng dần số lượng từ từ.

1 . Chế độ ăn BRAT phù hợp với ai

Chế độ ăn BRAT có thể áp dụng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ mắc triệu chứng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Mặc dù vậy, không nên lạm dụng chế độ ăn này mà áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ trong một thời gian dài bởi lúc đó. 

Cơ thể chúng ta sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng/sức khỏe sẽ không được đảm bảo (Protein, Calorie và các loại Vitamin – khoáng chất khác).

benh.vn

Nếu áp dụng chế độ ăn BRAT trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lúc đó, việc phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng còn khó khăn hơn rất nhiều lần.

2 . Thời gian áp dụng chế độ ăn BRAT

Chỉ nên áp dụng chế độ ăn BRAT trong vòng 1 – 2 ngày. Mọi người có thể bắt đầu ăn lại các loại thức ăn thông thường dần dần kết với với các loại rau củ và trái cây. Trong trường hợp bạn bị sốt, phân đi bị dính máu, các triệu chứng mất nước.

3 . Nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào

Khi bị tiêu chảy, mọi người sẽ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Khi đó, hãy:

– Uống nhiều nước điện giải, uống nhiều chất lỏng: 

Nếu bị nôn, hãy uống nhiều nước điện giải như Pedialyte thay vì ăn những loại thực phẩm dạng rắn. Khi triệu chứng nôn chấm dứt, bạn có thể uống nước hầm xương. 

Các loại nước ép hay trà mật ong, nên uống từng ngụm nhỏ và uống giữa các bữa ăn. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng.

– Những loại thực phẩm cần tránh: 

Khi đang áp dụng chế độ ăn BRAT mọi người nên hạn chế những loại thực phẩm như:

 Đường, sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt nhiều chất xơ, trái cây khô hay những loại thực phẩm giàu chất béo, các món ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ…

Chế độ ăn BRAT – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày

Sau khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, áp dụng chế độ ăn BRAT giúp cơ thể bạn có thể dễ dàng trở lại ăn uống như bình thường. Chế độ ăn uống này cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng buồn nôn và ói mửa mà một số phụ nữ gặp phải khi mang thai.

Bạn có thể thêm các loại thực phẩm nhẹ khác cho chế độ ăn BRAT. Ví dụ: bánh mặn, khoai tây luộc hoặc súp. Đừng ăn các sản phẩm từ sữa và thực phẩm có đường hoặc chất béo ngay lập tức. Những thực phẩm này có thể gây ra buồn nôn hoặc dẫn đến tiêu chảy nhiều hơn.

chế độ ăn brat
Ảnh : internet

1 . Khi nào tôi nên tránh chế độ ăn này

Những loại thực phẩm cứng cần phải tránh đối với cả người lớn và trẻ nhỏ khi đang bị nôn mửa. Thay vào đó, hãy sử dụng thức ăn lỏng trước và chờ đến khi bạn có thể ăn đồ ăn cứng mà không bị buồn nôn. 

daitrangonglac.com

2 . Bao lâu tôi nên thực hiện theo chế độ này

Cả người lớn và trẻ em chỉ nên thực hiện theo chế độ ăn BRAT một thời gian ngắn vì nó không cung cấp đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. 

Áp dụng chế độ ăn BRAT quá lâu có thể làm cơ thể bạn trở nên bị suy dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là bạn không nhận được đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cơ thể bạn sẽ càng khó phục hồi hơn khi bị suy dinh dưỡng.

Khi bị tiêu chảy, ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể cân nhắc thực hiện chế độ ăn BRAT để nhanh điều tiết phân trong thời gian ngắn.

3 . Áp dụng chế độ ăn kiêng BRAT theo các bước 

-6 giờ đầu tiên: 

Tránh tất cả các loại thực phẩm hoặc chất lỏng trong vài giờ đầu khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện để hồi phục dạ dày. Sau đó, hãy nhâm nhi một ít nước, đồ uống thể thao và ngậm một viên kẹo cứng nhưng tránh nhai.

-24 giờ đầu tiên: 

Cung cấp chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc, nước táo, nước luộc rau, nước hầm xương… 

Uống một đến hai ngụm mỗi lần trong mười phút. Nếu các triệu chứng quay trở lại hãy ngừng tiêu thụ chất lỏng trong vài giờ rồi mới uống trở lại.

-Ngày thứ 2: 

Bắt đầu ăn theo chế độ BRAT với chuối, súp, táo, bánh quy giòn và bánh mì nướng. Chế độ ăn kiêng này là không bổ dưỡng, do đó, bạn không nên áp dụng lâu hơn mức cần thiết.

vinmec.com

-Ngày thứ 3: 

Bắt đầu một thực đơn đa dạng các thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, chẳng hạn như trái cây hầm, rau nấu chín và thịt nạc hầm mềm.

4 . Bạn có thể ăn gì khi thực hiện chế độ ăn BRAT

Khi thực hiện chế độ ăn BRAT, bạn có thể thêm một số thực phẩm sau vào chế độ ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể nhằm điều trị tiêu chảy hiệu quả hơn:

-Nước hầm xương

-Dưa hấu

-Gừng

-Khoai lang

-Nước ép rau củ

-Yến mạch

-Dầu bạc hà

Do tiêu chảy có thể gây mất nước nên bạn chú ý cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể bằng cách:

-Uống nhiều nước lọc

-Nước dừa

-Uống nước táo ép

-Sản phẩm bù nước đường uống

-Uống trà thảo dược, đặc biệt là gừng và bạc hà

-Dùng nước hầm xương

Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể cũng cực kỳ quan trọng. Bạn có thể dùng men vi sinh có chứa:

-Lactobacillus reuteri

-Lactobacillus GG

-Saccharomyces boulardii

chế độ ăn brat
Ảnh : internet

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể thông qua một số thực phẩm như:

-Sữa chua

-Súp miso

-Kim chi

-Trà kombucha (trà thủy sâm)

Khi áp dụng chế độ ăn để điều trị tiêu chảy, bạn cần tránh một số loại thực phẩm sau:

-Các thực phẩm làm từ sữa như phô mai, kem…

-Thức ăn cay có thể gây kích thích dạ dày

-Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh quy, soda, kẹo và sô cô la

-Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol và sucralose

-Một số loại rau và đậu, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ và bắp cải có thể gây đầy hơi.

-Thức uống có chứa caffeine như cà phê, coca và trà đen

-Thực phẩm nhiều chất béo và thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ

-Rượu có tác dụng lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước và gây kích ứng dạ dày

Kết luận : Áp dụng chế độ ăn BRAT quá lâu có thể làm cơ thể bạn trở nên bị suy dinh dưỡng. Cho nên chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.

Trên đây là những biến chứng thường gặp và sai lầm phổ biến về bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn cũng như trẻ nhỏ mà bạn nên chú ý. 

Trong quá trình điều trị, theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà, nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây