Thịt gà:Theo nghiên cứu của Đông y, thịt gà là món ăn rất giàu dinh dưỡng như khoáng chất Selenium, Tryptophan và Serotonin…, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch.
Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời được xem là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Hãy sử dụng thịt gà để nấu súp, hoặc cháo để người bị cảm lạnh, cảm cúm có thể bồi bổ sức khỏe. Còn những người khỏe mạnh lại tăng cường thêm sức đề kháng chống cảm.
Khoai lang:
Một củ khoai lang chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A. Vitamin A đóng vài trò hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe của các bề mặt niêm mạc bên trong mũi, làn da hay thậm chỉ là cả đường tiêu hóa.
Với nhiệm vụ là phòng tuyến đầu tiên của cơ thể, làn da, niêm mạc cần được bổ sung các dưỡng chất để ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể của bạn.
Các loại đậu:
Có nhiều người khoái khẩu thưởng thức món ăn từ hạt đậu, không chỉ vì ngon mà còn do chúng có rất nhiều dưỡng chất. Là một nguồn protein lành mạnh hoàn hảo, đậu có thể giúp cho người ăn được bổ sung nhiều chất nhằm tránh cảm lạnh, cảm cúm, nhất là nếu bạn đã bị tiết trời lạnh làm cho đau nhức cơ thể thì những món từ đậu là sự lựa chọn hoàn hảo.
Một cách làm dễ nhất chính là nấu các loại đậu với các món ăn khác nhau như súp, đồ hầm để đậu được thơm, ngon, mềm lại rất dễ ăn. Kết hợp với cháo cũng sẽ tạo nên một món ăn chống nguy cơ cảm cúm.
Gừng:
Bất cứ khi nào cơ thể trở nên lạnh hơn, hãy bổ sung một tách trà gừng.
Công dụng của trà gừng hiệu quả hơn rất nhiều với đặc tính kháng viêm cực mạnh có thể chữa, ngừa cảm cúm cảm lạnh. Một số người hay có thói quen nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng vào những tiết trời se lạnh.
Trong y học cổ truyền thì gừng có vị cay thuộc tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị, vì vậy, các bài thước xưa thường dùng 3 – 5 lát gừng sống pha với trà để chữa bệnh cảm hàn.