Tiêu chảy du lịch là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp, gây nhiều phiền phức cho người bệnh và là rào cản cho những cuộc vui chơi.
Hầu hết nguyên nhân của tiêu chảy khi đi du lịch là do việc tiêu thụ thực phẩm, nguồn nước mới lạ với cơ thể. Hoặc cơ thể đã bị nhiễm từ trước, không đảm bảo việc sinh an toàn thực phẩm.
Trong bài viết dưới đây thì chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân/triệu chứng. Cũng như cách trị đau bụng tiêu chảy khi đi du lịch một cách hiệu quả nhất.
Vì sao khách du lịch dễ bị tiêu chảy
Tiêu chảy khi đi du lịch là hiện tượng đi ngoài phân lỏng ít nhất là 3 lần trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy ở khách du lịch thường xảy ra trong 10 ngày. Khi người bệnh đến một địa điểm có vệ sinh công cộng kém. Đây cũng là căn bệnh phổ biến nhất xảy ra với khách du lịch.
Nguyên nhân khách du lịch bị tiêu chảy là do ăn hoặc uống những thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Trong đó, phổ biến hơn cả là tiêu chảy do vi khuẩn, tiêu chảy do virus và ký sinh trùng ít xảy ra hơn.
Nguồn đồ ăn và thức uống có thể bị lây nhiễm từ những người:
-Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
-Bảo quản thực phẩm không an toàn
-Xử lý và chế biến thực phẩm không an toàn
-Không giữ vệ sinh bề mặt và đồ dùng làm bếp
1 . Nên làm gì để ngừa tiêu chảy du lịch
Sử dụng nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii, Ttrước chuyến du lịch là một cách phòng ngừa đau bụng tiêu chảy hiệu quả và an toàn. Đây là chủng men vi sinh từ nấm men duy nhất hiện nay và đã chứng minh được tính hiệu quả trong phòng.
Và điều trị tiêu chảy qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Thực chất, từ những năm 1950, nấm men vi sinh đã được sử dụng như một cách trị bệnh tiêu chảy.
Việc bổ sung nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii trước khi đi du lịch, làm tăng cường sức khỏe hệ vi sinh đường ruột. Điều này sẽ làm tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh trong quá trình du lịch.
-Không mua hàng ở những gánh hàng rong, hàng bán lề đường.
-Tránh những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
-Tránh ăn đồ ăn sống như thịt, cá, gỏi, rau, salad… Chỉ ăn đồ ăn đã được nấu chín.
-Đối với trái cây, hãy ăn những loại quả có vỏ và bạn có thể bóc vỏ
-Thận trọng với nguồn nước
-Tránh sử dụng đá viên.
-Cẩn thận khi ăn trái cây đã được thái lát vì chúng có thể được rửa với nguồn nước ô nhiễm.
-Không tắm hoặc bơi ở những chỗ nước bẩn đục hoặc bị ô nhiễm.
-Không uống các loại nước đóng chai đã bị mở trước đó không rõ nguyên nhân.
-Sử dụng nước đun sôi để nguội để đánh răng, rửa mặt.
-Sử dụng nước đun sôi để nguội để rửa các dụng cụ nhà bếp nếu cần thiết.
-Sử dụng nước sôi để pha trà, cafe
2 . Người bị tiêu chảy nên ăn gì
Khi tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu. Sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì, những thực phẩm sau được khuyên là phù hợp và có lợi cho những người bị tiêu chảy.
Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo…
-Chuối:
Có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.
-Táo:
Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.
-Cơm:
Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.
-Bánh mì nướng:
Bên cạnh đó, bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
-Sữa chua:
Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.
-Nên bổ sung thêm nước
Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chảy nên ăn gì thì bổ sung nước là điều thiết yếu. Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước.
Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng. Những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.
-Trà hoặc cà phê
Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta – nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy.
3 . Những thực phẩm cần tránh
có thể kể đến như các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản…, các loại rau nhiều chất xơ. Đây là những thực phẩm có thể khiến đường ruột gặp rối loạn thêm trầm trọng.
-Virus gây bệnh tiêu chảy
Ngoài nguyên nhân chính là rotavirus, bệnh tiêu chảy khi du lịch cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến khác như; nhiễm khuẩn đường ruột. Vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, không hấp thu đường, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,..
-Nhiễm khuẩn đường ruột
Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc.
Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, dùng các món ăn như rau sống, gỏi, đồ tái sống… Được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn và các loại ký sinh trùng.
-Vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
-Rối loạn vi sinh đường ruột
Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột, hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.
-Không hấp thu đường
Do không dung nạp được các loại đường như; lactose, glucose-galactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa…
Nên một số người có thể bị tiêu chảy kéo dài, nếu ăn những thực phẩm chứa các loại đường này. Hoặc cơ thể thiếu các men như sucrase-isomaltase, lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
-Ngộ độc thực phẩm
Sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại, cũng là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như:
đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao. Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Kết luận : Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng cùng với những mẹo trị tiêu chảy và phòng ngừa hiệu quả dành cho khách du lịch.
Tiêu chảy khi đi du lịch là điều không ai mong muốn và có thể phá hỏng cuộc vui của bạn. Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh, bằng những cách thức đơn giản và dễ dàng nhất.