Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, những gia đình có con lần đầu vẫn còn bỡ ngỡ không biết khi nào nên cho bé ăn dặm, thực đơn ăn dặm như thế nào là tốt nhất, món gì trẻ ăn được, món gì trẻ không ăn được…. Để giúp các mẹ và bé có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cũng cấp những thông tin cơ bản cũng như một số lưu ý cần thiết về quá trình ăn dặm khoa học để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất trong giai đoạn này.
Ảnh: hoanmydanang.com
Thời gian cần cho bé ăn dặm
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cứ 6 tháng tuổi là phải ăn dặm nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. 6 tháng tuổi chỉ là mốc thời gian cần thiết mà chúng ta dùng để đo lường, bé sẵn sàng ăn dặm khi có các dấu hiệu sau đây:
– Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi. Bé có cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
– Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa, biết đòi ăn khi thấy người khác ăn.
– Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó (từ chối thức ăn mà bé không thích).
– Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào miệng bé cũng đẩy ra, trừ núm vú). Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
Ảnh: dieutribiengan.com
Thời gian hợp lý cho bé ăn dặm
Có những mốc thời gian hợp lý mà cha mẹ cần chú ý cho bé ăn dặm khoa học mà ba mẹ cần biết
- Với bé từ 6-8 tháng tuổi: Cho bé ăn từ 2-3 lần/ngày. Thức ăn mềm, mịn, dễ tiêu hóa.
- Với bé từ 9-11 tháng tuổi: Cho bé ăn tăng lên từ 3-4 lần/ngày. Thức ăn mềm và hơi lợn cợn để bé tập nhai.
- Với bé từ 12-24 tháng tuổi: Ngày 3-4 bữa thức ăn mềm như cháo hoặc bột, có thức ăn băm nhỏ…
Ảnh: songsachfood.com
Ăn Dặm Như Thế Nào Là Đúng?
Cũng giống như những thay đổi khác đến với bé, việc ăn dặm nên được thực hiện từ từ. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào giữa các cử sữa mỗi ngày 1 lần. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn nên được duy trì là nguồn cung cấp dưỡng chất chính trong khi bắt đầu cho bé ăn dặm.
-
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…
-
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Ảnh: huggies.com.vn
Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.
- Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng ít và loãng. Một khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và tăng độ đặc.
Ăn từ ngọt đến mặn
Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang (vì gần giống sữa mẹ, bé không cảm thấy bị thay đổi đột ngột).
- Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Rồi sau đó mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con.
Làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày
- Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện lạ, mẹ có thể cho bé thử món khác. Nếu bạn lo ngại bé có phản ứng với một loại thức ăn cụ thể nào đó hãy nói chuyện ngay với bác sĩ.
- Nên chọn thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm khi cả bạn và bé đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Nếu bé không chịu một loại thực phẩm nào đó, hãy ngưng một vài ngày, sau đó bắt đầu trở lại.
Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh
Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.
Cho trẻ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng từ ngũ cốc, rau củ quả, thịt cá, dầu mỡ
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Thời kì ăn dặm là thời kì cha mẹ nên hết sức chú ý nên bổ sung những kiến thức cần thiết. Cho con yêu một chế độ ăn khỏe mạnh vì hệ tiêu hóa non nớt của bé. Bắt đầu làm quan với những loại thức ăn khác ngoài sữa. Nên việc trang bị kiến thức về chế độ ăn dặm khoa học của bé hết sức quan trọng. Hy vọng bài viết trên mang đến cho mẹ nhiều kiến thức cần thiết.