Những mẫu thiết kế phòng khách liền bếp đẹp dành cho nhà ống

0
598

Với mật độ dân số ngày càng đông, nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại ngày càng phát triển. Những mẫu nhà ống hiện đại mọc lên như nấm sau mưa. Với diện tích nhỏ hẹp về bề ngang và sâu về chiều dài. Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống được xem là giải pháp quan trọng để tối ưu hoá không gian.

Phòng khách liền bếp nhà ống hiện đại với kiến trúc sinh động

Mẫu nhà ống đẹp với chi phí thấp kiến trúc kết hợp phương tây điểm thêm nét á đông tạo nên những mẫu nhà ống đẹp. Hài hòa duyên dáng. Các cách phân chia phòng khách và bếp khi đặt cùng một không gian như thế nào? Luôn là sự quan tâm hàng đầu trong thiết kế nội thất nhà ống.

Như các bạn đã biết hầu hết các không gian nhà ống đều hẹp thường không tách biệt hoàn toàn không gian phòng khách và phòng bếp. Chúng thường được gộp vào một không gian. Hay còn gọi là phòng sinh hoạt chung. Theo xu hướng ngày nay những mẫu phòng khách nhà ống thường được thiết kế hiện đại. Nhằm tạo ra không gian sống tiện nghi cho gia đình.

Đặc điểm chung của mẫu phòng khách liền bếp nhà ống

Phòng khách thiết kế liền bếp là thiết kế đặc trưng chạy dọc theo không gian chiều dài của mẫu nhà ống hiện đại. Việc thiết kế liền này vừa giúp không gian không bị hút về chiều sâu. Đồng thời không gian sống thêm phần hiện đại. Tạo nhiều điểm nhấn cho việc bài trí nội thất chung.

Ảnh: internet

Phòng khách liền bếp nhà ống thường được thiết kế theo không gian mở. Việc thiết kế liền kề hai không gian này sẽ giúp không gian bớt phần chật chội. Vừa tiết kiệm diện tích. Vừa tạo điều kiện thuận tiện cho việc di chuyển trong nhà.

Mặt khác với việc thiết kế liền kề hai không gian, việc trang trí nội thất trở nên dễ dàng và có nhiều giải pháp ngăn cách không gian sử dụng khoa học, thông minh và tiết kiệm chi phí.

Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống đã trở thành giải pháp quen thuộc. Được nhiều chủ đầu tư lựa chọn thiết kế cho ngôi nhà thân yêu của gia đình.

Các cách phân chia phòng khách và phòng bếp liên thông

Phân chia phòng khách và bếp liên thông bằng vách ngăn họa tiết ấn tượng

Không chỉ đối với phòng khách liên thông phòng bếp, mà bất kỳ không gian nào cũng cần bố trí một cách khéo léo và khoa học để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình mà vẫn mang đến sự thông thoáng cần thiết cho không gian. Tuy nhiên, đối với trường hợp phòng khách liền phòng bếp thì sự khéo léo này được yêu cầu cao hơn (đặc biệt là mẫu phòng khách liền bếp nhà ống).

Ảnh: internet

Để giải quyết cho vấn đề này thì vách ngăn phân chia không gian sẽ là giải pháp hoàn hảo để tạo nên sự riêng tư giữa hai không gian mà không khiến căn hộ nhà bạn trở nên chật chội, bí bách. Cũng là giải pháp được sử dụng khá phổ biến.

Phân chia phòng khách và bếp liên thông bằng thiết kế mở sử dụng quầy bar phân chia không gian

Với không gian diện tích nhỏ hẹp của nhà ống thì việc thiết kế nội thất càng rất cần phải đảm bảo sự đơn giản và màu sắc nhẹ nhàng, tinh tế, tránh sử dụng những màu quá nổi bật sẽ khiến cho không gian trở nên chật chội, bí bách.

Cách thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống với không gian mở để giúp căn phòng trở nên thoáng đãng, rộng rãi mà vẫn tiện nghi. Đối với cách thiết kế mở không gian này thường thấy nhất là sử dụng quầy bar mini hoặc bàn đảo bếp bố trí cùng hệ tủ bếp để đảm bảo sự riêng tư giữa hai căn phòng.

Phân chia không gian ảo cho cho phòng khách liền bếp nhờ màu sơn tường

Điều mà gia chủ cần phải lưu ý tiếp theo khi thiết kế phòng khách chung với bếp đó chính là màu sơn tường để có thể phân định được từng khu vực. Màu sơn tường không nên chọn quá khác biệt, bạn có thể chọn cùng tông màu để có thể tạo được sự hài hòa, thống nhất. Nếu bạn lựa chọn phòng bếp và phòng khách bằng 2 tông màu đối lập, vô hình chúng sẽ trở thành công cụ cắt nhỏ không gian của bạn.

Ảnh: internet

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo không gian ảo bằng cách sử dụng cùng một màu sắc cho phòng bếp và phòng khách. Rồi trang trí chúng bằng họa tiết, tranh ảnh cho từng khu vực.

Sử dụng đèn chiếu sáng cho từng không gian trong phòng khách bếp liên thông

Thiết kế phòng khách chung với bếp thì mỗi khu vực cần được sử dụng đèn chiếu khác nhau. Để có thể xác định từng khu vực chức năng riêng. Đối với vấn đề này, việc sử dụng đúng đèn chiếu phù hợp từng chức năng sẽ giúp gia chủ tiết kiệm tiền bạc.

Tại phòng khách, bạn có thể treo hệ thống đèn chùm đẹp mắt. Tuy nhiên, nó cũng cần phải phù hợp với phong cách thiết kế tổng thể của ngôi nhà là nhà phố kiến trúc cổ điển. Hay thiết kế nhà phố hiện đại.

Ảnh: internet

Tại khu vực ăn uống, bạn chỉ cần lắp đặt những ngọn đèn nhỏ. Đủ để có thể chiếu sáng tập trung vào bàn ăn. Bởi khu vực này vẫn có thể tận dụng được nguồn ánh sáng từ những không gian lân cận.

Khu vực nấu nướng cần sử dụng đèn chiếu sáng đơn giản. Để ánh sáng có thể tập trung trên bếp nấu, khu vực trần nhà.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây