Những nguyên nhân khiến bé hay bị khô miệng và cách xử lý

0
418
tre-bi-kho-mieng-3
ảnh: meijimom.vn

Khô miệng là một triệu chứng khá phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và kể cả trẻ em. Tình trạng trẻ bị khô miệng khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Ví dụ như: sâu răng, viêm nướu, viêm loét miệng, giảm hay mất đi vị giác. Thậm chí, tình trạng này sẽ còn gây khó khăn trong việc ăn uống nữa. Nên nếu như kéo dài có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé. Hiện tượng này chủ yếu là những hệ quả của việc suy giảm lượng nước bọt từ trong khoang miệng. Và từ đó gây ra nhiều cảm giác rất khó chịu.

tre-bi-kho-mieng-1
ảnh: thuocdantoc.vn

Những Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Khô Miệng

Theo nghiên cứu thì bình thường, trẻ sẽ tiết 1ml nước bọt trong vòng 1 phút. Và con số này cao hơn hẳn so với mức 0,7ml/phút ở người trưởng thành. Do đó, chúng ta sẽ rất hiếm khi thấy trẻ bị khô miệng. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng khô miệng này:

Mất nước:

Tình trạng mất nước quá mức sẽ thường xuyên xuất hiện khi trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức. Hoặc bé mắc phải một số bệnh lý như tiêu chảy, cơ thể sẽ không dung nạp thực phẩm…

Thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng của nhiều bé cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khô miệng. Mà nhiều bậc phụ huynh cần lưu tâm. Theo đó, việc này sẽ dẫn đến tình trạng miệng và môi của bé rất khô. Hậu quả sẽ là nước bọt không được bài tiết đủ để trôi đi những vi khuẩn trong khoang miệng. Cứ thế, những vi khuẩnn gây hại dần sinh sôi, phát triển và sẽ dẫn đến các bệnh nha chu (sâu răng, viêm nướu…).

Ngoài ra, việc thở miệng trong một thời gian dài còn được cho là có liên quan đến những điều bất thường. Bất thường về thể chất và khả năng nhận thức của trẻ.

Tác dụng phụ của thuốc

Trên thực tế, một số loại dược phẩm như thuốc kháng histamin được dùng trong điều trị bệnh dị ứng. Hay các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống tiêu chảy, … . Tất cả những tiềm ẩn tác dụng phụ gây khô miệng nhưng ít ai để ý đến. Do vậy, nếu nhận thấy trẻ bị khô miệng thì bố mẹ có thể xem xét biểu hiện này có phải là phản ứng bất lợi của một trong những loại thuốc mà con mình đang sử dụng hay không?

tre-bi-kho-mieng-3
ảnh: meijimom.vn

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng

Một vài trường hợp, trẻ bị khô miệng sẽ có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng cơ thể. Và đặc biệt là vitamin A và riboflavin (vitamin B2). Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bài tiết nước bọt trong khoang miệng.

Chế độ ăn:

Sự thiếu hụt về dinh dưỡng và đặc biệt là vitamin A và riboflavin (vitamin B2). Chúng có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, bài tiết nước bọt có thể gây ra khô miệng ở trẻ nhỏ.

Bật mí cách chữa khô miệng cho trẻ tại nhà cực hiệu quả

Có rất nhiều những biện pháp khác nhau để giúp bạn cải thiện tình trạng khô miệng của trẻ. Và giảm thiểu những vấn đề răng miệng cho trẻ, chẳng hạn như:

Uống nhiều nước

Đây cũng được xem là giải pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Nó giúp đảo ngược những nguy cơ mà tình trạng khô miệng có thể gây ra cho bé. Lượng nước khi nạp vào cơ thể nên dựa vào lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Những trẻ dưới 12 tháng thì nhu cầu nước là 100ml trên mỗi kilogram (kg) cân nặng/ngày. Từ một tuổi trở lên, trẻ sẽ nặng hơn trước bao nhiêu cân thì mỗi cân cần thêm 50ml nước. Những trẻ từ 10 tuổi, lượng nước uống sẽ bằng người lớn.

Ngoài nước lọc, mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm những loại nước trái cây. Cùng các loại thực phẩm lỏng như cháo, súp vừa dễ ăn. Đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho con.

tre-bi-kho-mieng-2
ảnh: genvita.vn

Nhai kẹo cao su

Nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là cách chữa khô miệng khá hay. Mẹ chỉ cần cho bé nhai kẹo cao su vừa kích thích tuyến nước bọt. Vừa có thể “dọn sạch” khoang miệng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên chọn những loại kẹo có đường sẽ gây phản tác dụng.

Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng

Sau mỗi lần dùng bữa ăn, mẹ nên tạo những thói quen cho trẻ đánh răng để loại bỏ mảng bám thức ăn và các hại khuẩn. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn con sử dụng thêm chỉ nha khoa.

Khô miệng là một tình trạng không phải quá nguy hiểm. Nhưng nếu không có cách xử trí kịp thời, đúng cách. Thì điều đó sẽ gây ra những sự khó chịu và không tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu gặp tình trạng trẻ bị khô miệng này hãy đến gặp ngay bác sĩ, chuyên gia để có những cách chữa trị kịp thời nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây