Văn hóa thưởng thức trà của người Việt

0
1302

Văn hóa uống trà và thưởng thức trà của người Việt đã có từ lâu đời nhưng có lẽ vẫn còn ít người biết. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và thay đổi văn hóa, văn hóa uống trà nhuốm màu thời gian nhưng vẫn mang một vẻ đẹp riêng, vừa phản ánh được lịch sử của cha ông nhưng vẫn giao thoa để phù hợp với đởi sống hiện đại. Văn hóa thưởng thức trà của người Việt trở thành nếp sống văn hóa, đã đi vào lòng dân tộc.

Ảnh: vietcotra.vn

Nghệ thuật uống trà người Việt đã có từ rất lâu

Trước đây, trà là thức uống chỉ dùng trong tầng lớp cao sang quyền quý. Cả người mời trà và uống trà đều có phong cách lịch lãm Người mời trà phải có tác phong cung kính bề trên, tỏ ra kính trọng. Đôi khi, cung cách mời trà trở thành thước đo để đánh giá người mời trà có học thức và nhân phẩm như thế nào.

Đối với chuẩn mực để đánh giá thái độ và tấm lòng của người mời. Trà ngon hay chưa ngon chính là cách mà người được mời đánh giá sự chân thành, tình cảm của người pha, người mời. Đó chính là tác phong mời trà.

Ảnh: luclam.vn

Với phong cách thưởng thức trà của người Việt xưa. Trước khi uống người ta thường đưa nhẹ chén trà lên mũi, hít nhẹ cái hương trà thoang thoảng những với những người thưởng trà lâu mới nhận biết rõ ràng cung bậc của từng mùi hương. Sau đó nhấp từng ngụm nhỏ từ từ và cảm nhận vị trà ngọt mơn man trên từng đầu lưỡi, kích thích cả vị giác và khứu giác.

Cũng như những nhà nho xưa đàm đạo, những ông cụ ngồi đánh cờ, nói chuyện về chuyện đời, những câu chuyện về cầm kì thi họa và tận hưởng thú vui tao nhã của cuộc đời. Tach trà làm con người ta tìm ra được những người bạn tri kỉ, những người bạn tâm giao mà khó tìm thấy được.

Ảnh: vietcotra.vn

Chén trà là đầu câu chuyện. Nên chẳng lấy làm lạ khi những hàng quán, gia đình, mâm cỗ thời xưa đều có sự góp mặt của những ly trà. Mở đầu cho những buổi hàn huyên, những câu chuyện của các cụ già. Hình ảnh có thể dễ dàng bắt gặp không những thời xưa mà còn ở thời nay.

Ảnh: chinhlong.vn

Văn hóa uống trà của người Việt

Người Việt thường thích dùng trà mộc chưa được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Với các loại như trà lài, trà long nhãn, trà nhân sâm, trà sen…trong đó trà sen được xem là thức trà quý mà nhiều người muốn thưởng thức. Mỗi loại trà làm nên một hương vị khác nhau tạo nên một cái thú khi uống trà. Nhiều người thích cái cảm giác thưởng từng loại trà để nhậ ra từng điểm khác biệt của từng loại.

Người Việt xưa và nay thưởng trà thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người) thể hiện nét văn hóa truyền thống của người Việt. Đồng thời vẫn mang những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng của việc thưởng trà và vị thế của nó với đời sống con người. Nếu biết được hết cái tinh hoa của việc thưởng trà thì nước được pha trà phải là thư nước được hứng giữa trời, từ các suối nguồn tự nhiên. Cách đun nước sẽ quyết định chất lượng và độ thơm của trà. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà

Thế nào được xem là trà ngon

Những người sành trà đạo thường đề ra các chuẩn mực về cách thưởng thức trà ngon. “sắc-thanh-khi-vị-thần”. Trà mộc móc câu (cánh trà sao quăn lại giống hình móc câu) là loại trà quý nhất. Bộ ấm trà để pha trà thường có một ấm và 4 chén quên. Chén trà đúng nghĩa là loại chén hạt mít, bình cũng được sử dụng bình chuyên dụng. Tùy theo lối uống “độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm hay quần ẩm” để chọn loại bình phù hợp. Bạn trà để ngồi thưởng thức cùng là những người bạn tri âm, cùng bộc bạch những nỗi niềm tâm sự về gia đình, về xã hội, về mọi điều trong cuộc sống. Đôi khi cái thú vui uống trà không chỉ nằm ở trà ngon mà còn nằm ở việc ta tìm được người ngồi cùng ta hàn huyên, cùng biết thưởng trà để cảm nhận trong trà có cả trời và đất.

Khi được thưởng trà ở không gian rộng rãi, thoáng mát, giữa đất trời thiên nhiên. Mang chút hơi hướng thiền định, thanh tịnh trên tay ly trà thơm sẽ tạo được cho con người một cảm giác thuần khiết đến tận tâm can.

Ảnh: donggoitrithuc.vn

Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc khoảng 4-5 giờ sáng khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua – ngày tới, uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.

Nét văn hóa trà Việt là một nét đẹp truyền thống, một nét văn hóa không phải ai cũng biết hết được cái thú, biết hết được cái tinh hoa của nghệ thuât thưởng trà. Văn hóa trà Việt vừa cầu kì, vừa dân da, phảng phất một ít nét đẹp tâm hồn người Việt từ bao đời nay. Văn hóa trà Việt – tinh hoa đất trời Việt.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây