13 món ăn đặc sản Thái Bình “đánh thức” vị giác bất kỳ ai

0
237

Thái Bình không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa hiền hòa, những điểm tham quan và văn hóa lễ hội đặc sắc mà các món ăn đặc sản Thái Bình ngon trứ danh cũng là nét cuốn hút bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây.

 

 

13 món ăn đặc sản Thái Bình “đánh thức” vị giác bất kỳ ai

1. Bánh nghệ

Nhắc đến đặc sản Thái Bình, thực khách không thể bỏ qua món bánh nghệ ngon trứ danh. Sở dĩ được gọi là “bánh nghệ”, vì bánh có màu vàng bắt mắt như nghệ. Người dân ở xã Tiền Hải, Thái Bình đã sáng tạo ra món bánh nghệ từ hai nguyên liệu quen thuộc là gạo tẻ và nghệ tươi. Lần đầu, nghe đến tên “bánh nghệ”, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy e dè vì sợ bánh có vị đắng và hăng của nghệ, tuy nhiên trong quá trình làm bánh, người dân đã mang nghệ đi rửa sạch, luộc chín và giã lấy nước rồi mới nhào với bột, nhờ đó bánh có màu sắc đẹp mắt, thơm và không hăng mùi nghệ.

banhnghe-ivivu

Ảnh: Nam Hồng

Bánh nghệ có phần nhân được làm từ hành củ, tóp mỡ, bột quế được xay nhỏ, thêm một chút nước mắm rồi mang đi hấp. Bánh chín thường được bán ở các khu chợ quê ở Thái Bình, ngon nhất là khi ăn bánh còn nóng và trong thời tiết lạnh.

bánh-nghệ-ivivu

2. Gỏi nhệch

Gỏi nhệch là đặc sản Thái Bình với hương vị độc đáo, ấn tượng. Nhệch là một loại cá có ngoại hình gần giống lươn. Người ta dùng tro để làm sạch nhớt trên mình nó rồi mới đem đi chế biến thành các món ăn. Với món gỏi nhệch, sau khi sơ chế, cá được cắt lát mỏng, trộn thính. Phần da được cắt thành miếng rồi chiên giòn. Xương cá được giã nhuyễn nấu thành nước chấm hấp dẫn – chẻo. Chẻo nấu xong, pha với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ. Khi thưởng thức món ăn, người Thái Bình thường cuốn gỏi nhệch với lá sung, rau sống, chấm chẻo.

goi-nhech-ivivu

Ảnh: Báo Người Lao Động

GoiNhech-ivivu3. Bánh gai Đại Đồng

Bánh gai là món bánh đặc sản Thái Bình có xuất xứ từ làng Đại Đồng – xã Tân Hòa – huyện Vũ Thư, nơi nổi tiếng với những món ăn dân dã, độc đáo. Bánh gai Đại Đồng có tuổi đời hơn 400 năm, được làm thủ công qua những bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, tạo nên món ăn mang hương thơm của lá gai và có vẻ ngoài màu đen độc đáo. Nếu có dịp ghé thăm Thái Bình, bạn đừng quên mua bánh gai làm quà cho gia đình hay người thân.

banh-gai-dai-dong-ivivu

Ảnh minh họa

4. Ổi bo

ổi-bo-ivivu

Ảnh minh họa

Ngày nay, ổi bo không còn xuất hiện nhiều, nhưng nó là cái tên chứa đựng ký ức tuổi thơ của nhiều người dân Thái Bình. Ổi bo nhỏ chừng cỡ nắm tay nhưng phần rốn bé tí lại ngon theo cách riêng. Ổi bo ở Thái Bình thơm, giòn và mang các tầng hương vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát. Du khách thập phương đến Thái Bình, chắc hẳn sẽ rất muốn thưởng thức loại trái cây “quý hiếm” này.

5. Bánh giò Bến Hiệp

Thôn Bến Hiệp, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có món bánh giò – một trong những đặc sản Thái Bình được nhiều người yêu thích. Đây là loại bánh giò được chế biến từ bột gạo tẻ mỏng, dẻo bên ngoài cùng nhân thịt thơm ngon nóng hổi bên trong. Món bánh đơn giản, dân dã, có thể dùng để thay thế cho các bữa ăn khác trong gia đình hoặc chỉ dùng để ăn vặt. Từ rất lâu, bánh giò đã xuất hiện nhiều ở các cảng biển tấp nập của Thái Bình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

6. Nộm sứa Thái Thụy

Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nổi danh với món nộm sứa. Vốn là món ăn phổ biến ở các vùng biển nước ta, nhưng món nộm sứa Thái Thụy lại mang “hơi thở” riêng, luôn hấp dẫn thực khách. Sau khi đánh bắt sứa và sơ chế sạch sẽ kết hợp cùng với các loại rau xanh, dừa tươi, mực biển, thêm vào đó một chút đậu phộng thơm ngon, béo bùi. “Linh hồn” của món ăn nằm ở phần nước mắm trộn nộm phải thật vừa vị, thơm ngon sẽ khiến thực khách không thể quên hương vị ấn tượng này.

nom-sua-ivivu

Ảnh minh họa

7. Bún bung

Bún bung nổi tiếng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, được nhiều người dân Thái Bình yêu thích. Nước bún trong, ngọt thanh được ninh trong nhiều giờ. Ăn kèm với bún là chân giò, mọc, dọc mùng… Bún bung ở Thái Bình khác với các nơi ở chỗ sử dụng hoa chuối thay cho dọc mùng. Vì thế, khi thưởng thức món bún này, bạn sẽ cảm nhận vị chát của hoa chuối hòa quyện trong vị ngọt của nước dùng tạo nên hương vị mới lạ, khó quên.

Ảnh: Nhật Hà/Báo  VietNamNet

Ảnh: Nhật Hà/Báo VietNamNet

8. Canh cá Quỳnh Côi

Ảnh:@ntvvirus

Ảnh minh họa: @ntvvirus

Nếu có dịp về thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bạn hãy thử qua món canh cá với các nguyên liệu dân dã nhưng hương vị vô cùng ấn tượng. Bát canh cá Quỳnh Côi được người dân nơi đây sử dụng bánh đa thay bún, phở. Nước canh được nấu từ cá đồng tạo thành món ăn mang hương vị đồng quê, khác biệt.

9. Giò chả Tiền Hải

Giò chả là món ăn quen thuộc của nhiều người dân Việt Nam. Ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có món giò chả mang hương vị rất riêng so với các địa phương khác. Giò chả nơi đây được người dân chế biến từ thịt lợn sạch và tươi 100%, giò phải giữ được độ dai vừa phải, được nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn ngon là một chuyện, hình thức đóng gói giò chả cũng được người dân nơi đây chú trọng từng chút để thành phẩm khi đến tay khách hàng sẽ tròn đều và đẹp mắt.

giò-chả-ivivu

Ảnh minh họa

10. Nước mắm Diêm Điền

nuoc-mam-diem-dien-ivivu

Ảnh minh họa

Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) có rất nhiều đặc sản nổi tiếng từ biển, trong đó không thể kể đến là nước mắm. Người dân nơi đây luôn giữ được bí quyết làm nước mắm truyền thống, hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, không có bất kỳ chất xúc tác bằng hóa học nào. Những con cá tươi ngon được đánh bắt kết hợp cùng công thức riêng mang đến những chai nước mắm chất lượng và được lòng nhiều thực khách. Nước mắm tại đây cũng được đóng gói an toàn, thẩm mỹ nên bạn có thể mua làm quà tặng cho người thân hay bạn bè.

11. Nem chạo Vị Thủy

Ảnh: VnExpress

Ảnh: Vnexpress

Làng Vị Thủy thuộc xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình) từ lâu đã nổi tiếng với món nem chạo. Nem chạo hay còn gọi là nem sống thường xuất hiện nhiều trong ngày giỗ hay cưới hỏi ở làng Vị Thủy; là một món ăn đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm của người chế biến. Nem chạo Vị Thủy được làm từ thịt, xương sống lợn băm nhuyễn, bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Các nguyên liệu này được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mỳ chính. Ở khâu cuối cùng, người thợ sẽ nắn nem thành từng quả nhỏ vừa đủ, khéo léo để thịt không rơi ra ngoài. Khi ăn nem, người ta thường dùng kèm với lá sung, lá ổi hoặc lá đinh lăng.

12. Chả rươi Kiến Xương

Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có món chả rươi Hồng Tiến được nhiều người yêu thích. Rươi là loài nhuyễn thể, thường sống ở môi trường nước mặn hoặc nước lợ, nhìn bên ngoài, con rươi khá giống với giun đất. Rươi khá quý hiếm, chỉ xuất hiện nhiều vào độ tháng chín, tháng mười âm lịch hàng năm. Thịt rươi được dùng để chế biến thành các món ăn như: làm chả, xào, nướng, nấu, om, kho, làm mắm… Trong đó, ấn tượng nhất vẫn là món chả rươi (rươi nướng). Với nhiều người khi nghe đến con rươi, có vẻ thấy sợ nhưng nếu ăn được thì sẽ không quên hương vị của nó. Các món ăn làm từ rươi đều có vị ngọt, béo ngậy, có mùi thơm riêng, góp phần làm cho các bữa ăn hằng ngày thêm hấp dẫn.

cha-ruoi-thai-bình-ivivu

Ảnh minh họa

13. Bánh cuốn nhân tôm Diêm Điền

bánh-cuon-tom-ivivu

Ảnh minh họa

Nếu có dịp về miền biển Diêm Điền (Thái Thụy), chắc hẳn du khách sẽ khó bỏ qua món bánh cuốn nhân tôm với hương vị khó quên. Món bánh cuốn này được người dân Diêm Điền sử dụng tôm vàng gạch làm nhân bánh thay vì thịt và nấm như các địa phương khác. Tôm vàng gạch có vỏ mỏng, thịt nhiều lại ngọt và thơm. Sau khi sơ chế tôm, đem bóc nõn, băm nhuyễn cùng với gấc đỏ và chưng kỹ. Sau đó lựa chọn thịt ngon xay nhuyễn cho vào xào với hành phi thơm nức tạo nên nhân bánh cuốn mang hương vị riêng. Những dĩa bánh cuốn tôm với lớp bột bên ngoài mềm thơm cùng phần nhân tôm bên trong đậm vị. Thực khách có thể thưởng thức bánh với nước mắm Diêm Điền hay ăn bánh cuốn trần với ruốc, hành khô, kèm rau sống và tự nêm nếm nhân tôm chưng thịt vào cùng ăn.

Ảnh: thaibinhtv.vn

Ảnh: thaibinhtv.vn

Theo iVIVU.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây