Gia vị của Việt Nam- Bí kíp tạo nên sự khác biệt

0
695
Ảnh: quanghuyfood.com

Nguyên tắc phối hợp gia vị của Việt Nam có phần khác biệt. Sự khác biệt đó đã tạo nên một nét ẩm thực độc đáo cho ẩm thực Việt Nam. Gia vị còn tạo nét chấm phá ấn tượng trong văn hóa ẩm thực vùng miền. Các món từ đặc sản đến bình dân, truyền thống hay hiện đại đều không thể thiếu gia vị đi kèm.

Ẩm thực việt với những gia vị đặc trưng

Ảnh: quanghuyfood.com

Nói về ẩm thực Việt là nói đến các món ngon, đa dạng. Trong tính đa dạng ấy vẫn có sự đồng nhất, hòa hợp. Thông qua 5 loại gia vị đặc trưng: Chua, Cay, Mặn, Ngọt , Đắng của giấm, chanh, ớt, tiêu, muối, tương đỏ, tương đen, đường, gừng,….Những gia vị này giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn với món ngon tròn vị.

Gia vị của Việt Nam trong ẩm thực miền Bắc đầy thi vị và sâu sắc

Các món ăn miền Bắc ưu tiên những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ tự nhiên. Kết hợp nhẹ nhàng giữa nước dùng ngọt thanh được chế biến từ xương hầm kỹ, rau mùi,…Ở đây chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Đặc trưng của miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng miền khác. Vùng đất này gây thương nhớ cho bất cứ ai được có cơ hội thưởng thức những món như: phở, bún thang, bún chả, cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bún ốc,….

Gia vị của Việt Nam-Đậm đà khó quên của miền Trung tạo sự khác nhau giữa ẩm thực 3 miền

Ảnh: gonatour.vn

Ẩm thực miền Trung phong phú, hài hòa và pha trộn nhiều loại gia vị. Không đa dạng bằng ẩm thực miền Bắc, không phồn thực như miền Nam. Ẩm thực miền Trung đậm đà và tạo cảm giác khó quên.

Do chịu những khắc nghiệt của thời tiết. Người dân nơi đây rất thích các món cay và mặn để chống lại cái lạnh buốt giá của thời tiết. Từ những món ăn cho vua chúa cho đến món bình dân. Món ăn miền Trung chung đều được chăm chút rất kỹ lưỡng. Những món ăn đường phố đặc trưng có thể kể đến như bánh bột lọc, bún bò, bún thịt nướng nem lụi…Các món ăn được nêm nếm bằng nhiều gia vị khác nhau

Gia vị trong ẩm thực miền Nam mộc mạc, dân dã

Ẩm thực miền Nam được tiếp thu tinh hoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau do vị trí địa lý. Ẩm thực miền Nam ấn tượng bởi sự đơn giản, mộc mạc. Ẩm thực miền Nam còn phong phú trong cách chế biến món ăn với những đặc sản như: chuột đồng nấu nước dừa, lươn nấu sả, cháo rắn hổ mang với đậu xanh….. Gia vị sử dụng để chế biến nước chấm cũng tạo nên nét độc đáo riêng. Người miền nam khéo léo chọn lựa những nguyên liệu tự trồng được như sả, rau rừng, rau ruộng.

Món canh chua của người miền Nam có vị chua, ngọt của cá, me hòa quyện vào nhau. Miền Bắc có vị chua thanh của mẻ, sấu và mùi thơm thì là. Miền Trung có vị chát của khế, cay của ớt, mùi thơm của hến. Miền Bắc có ăn nhạt, miền Trung  hơi mặn. Miền Nam thường chút đường để tạo vị ngọt mặn đậm đà.

Việc kết hợp gia vị của người miền Nam thể hiện Sự tinh tế qua nhiều món ăn lạ lẫm và kỳ thú. Món ăn miền Bắc có vị đậm đà vừa phải, không nhiều dầu mỡ. Món ăn của người miền Trung có gia vị đậm đà, cay nồng ấn tượng.

Phối hợp gia vị Việt và thức ăn

Ảnh: vnexpress.net

Gia vị có thể khử mùi tanh có trong thức ăn. Rượu hoặc gừng để khử mùi tanh của cá, húng quế, lá bạc hà tạo hương thơm cho thịt bò.Như món cá kho sử dụng tới 5 loại nguyên liệu gia vị khác nhau: tiêu, đường, nước mắm, ớt bột, ớt tươi, bột ngọt, … giúp khử mùi tanh có trong cá. Tăng hương vị, đậm đà và hợp khẩu vị hơn. Nguyên tắc phối hợp gia vị của Việt Nam nhẹ nhàng và hợp với nhiều quốc gia trên thế giới.

Một số món ăn nên hạn chế sử dụng gia vị như món kho quẹt. Để giữ nguyên được đúng hương vị của cơm cháy, rau củ, kho quẹt. Khi luộc chỉ luộc trần hoặc cho một ít muối. Thịt được cắt nhỏ, riêu  lửa, đã nêm nếm khá đậm vị. Khi đi kèm với cơm cháy và rau củ. Thực khách tận hưởng được mùi hương loại gạo thơm, vị béo của các loại rau củ.

Phối hợp gia vị theo thời tiết

Ẩm thực Việt đa dạng và độc đáo đến kì diệu. Sự khác nhau về tập quán và điều kiện tự nhiên của 3 miền Bắc, Trung , Nam. Là nguyên nhân tác động đến cách phối hợp nguyên liệu và gia vị của Việt Nam. Nên nêm ít gia vị, hạn chế sử dụng ăn các món cay nóng. Nên nấu các món thanh nhẹ mát, dễ tiêu như hầm, luộc, nấu canh,…Bạn cần căn cứ vào thời tiết để sử dụng cho gia vị cho hợp lí. Thử tưởng tượng giữa mùa đông giá rét. Được ăn tô mì nóng kèm với kim chi cay nồng thì còn gì bằng. Nếu ăn giữa 1 mùa hè nóng bức, chúng sẽ giảm bớt phần hấp dẫn.

Ảnh: vi.wikipedia.org

Sử dụng gia vị đúng cách, đúng lúc và liều lượng. Góp phần làm tăng thêm hương vị đậm đà trong từng món ăn ở mỗi vùng miền. Món ăn không chỉ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Mà còn để thưởng thức, để tận hưởng, để ngắm nhìn. Bữa ăn thành công là khi người thưởng thức cảm thấy hài lòng, yêu thích và muốn thử chúng lại lần nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây