Nên ăn gì để hỗ trợ cho người bị bệnh trào ngược dạ dày

0
312
trao-nguoc-da-day 1
Ảnh: AloBacsi

Bệnh trào ngược dạ dày hiện nay không phải là một vấn đề gì quá xa lạ với chúng ta. Đa phần người mắc bệnh cũng có dấu hiệu gia tăng nhất là ở độ tuổi trường thành. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ bắt gặp ở nhiều đối tượng. Trào ngược dạ dày sớm đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh này có gì nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và chúng ta có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu nào? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về căn bệnh này trong nội dung sau đây nhé.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là bệnh trào ngược thực quản.  Đây được xem là một trong những vấn đề về dạ dày rất dễ gặp phải. Hiện tượng này được hiểu  như là tình trạng dịch trong dạ dày của cơ thể xuất hiện hiện tượng trào ngược lên thực quản.

Có thể hiểu một cách cụ thể hơn: Ở trong trạng thái bình thường, khi chúng ta ăn uống, nạp bất kỳ nguồn thực phẩm nào vào cơ thể. Thức ăn sẽ đi từ thực quản xuống dưới dạ dày. Tất nhiên là lượng thực phẩm này trước đó đã phải đi qua được cơ vòng thực quản. Khi thức ăn được đưa xuống dưới, cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại. Để ngăn cản chúng có nguy cơ trào ngược lên lại thực quản.

Nhưng khi phần cơ hoành thực quản gặp vấn đề. Dịch vụ và thức ăn trong dạ dày sẽ không được “bảo quản” tốt. Thức ăn sẽ có điều kiện bị trào ngược lên trên gây ra các cảm giác ợ nóng, ợ chua và khó chịu.

trao-nguoc-da-day 2
Acid dạ dày tăng kích thích cơ vòng thực quản mở, dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Ảnh: thaythuocvietnam.vn

Các cấp độ trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược axit trong dạ dày được các bác sĩ chuyên khoa phân thành nhiều cấp độ khác nhau. Các cấp độ này tương ứng với từng tình trạng bệnh tình của mỗi người. Do đó, việc thăm khám, chẩn đoán trào ngược dạ dày. Và đưa ra phác đồ điều trị cũng được dễ dàng và hiệu quả, chính xác hơn.

Hiện nay, có cụ thể 4 cấp độ trào ngược axit trong dạ dày dựa vào kết quả của quá trình nội soi. Các bạn có thể tham khảo sau đây:

Trào ngược dạ dày cấp độ A:

Với cấp độ A, là cấp độ có bệnh nhẹ nhất. Người bệnh nếu nội soi thấy một đến 2 vết loét riêng rẽ trên thành niêm mạc. Với kích thước dưới 5mm thì sẽ được liệt kê vào cấp này.

Trào ngược dạ dày cấp độ B:

Người bệnh nếu nội soi thấy một đến 2 vết loét riêng rẽ trên thành niêm mạc. Với kích thước trên 5mm thì sẽ được liệt kê vào cấp này.

Trào ngược dạ dày cấp độ C:

Người bệnh nếu nội soi thấy một vết loét lớn trên thành niêm mạc với kích thước không quá 75% chu vi thực quản. Thì được liệt kê vào cấp độ này.

Trào ngược dạ dày cấp độ D:

Với cấp độ D, là cấp độ bệnh tình diễn tiến nặng và khá phức tạp nhất. Cũng rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nhanh chóng. Cụ thể như sau:  người bệnh nếu nội soi thấy một vết loét lớn trên thành niêm mạc. Với kích thước lớn hơn 75% chu vi thực quản thì được liệt kê vào cấp này.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì kiêng gì để hỗ trợ điều trị

Người bị trào ngược dạ dày cần phải chú ý đến nguồn thực phẩm được tiêu thụ mỗi ngày. Bởi việc bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh nhanh chóng. Cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngược lại thực phẩm kém lành mạnh thì có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

trao-nguoc-da-day 3
Người bệnh trào ngược dạ dày nên thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Ảnh: internet

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với người trào ngược dạ dày thực quản

Bánh mì, bột yến mạch

Loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Giúp hạn chế tối đa những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Đỗ, đậu

Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,…chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid… được lựa chọn tốt nhất dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Đạm dễ tiêu

Các loại đạm dễ tiêu như: Thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn. Những loại đạm này giúp  góp phần giúp trung hòa axit. Hạn chế những triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.

Sữa chua

Sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Không những thế trong sữa chua còn có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hàng ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên ăn khi đói.

Nghệ và mật ong

Nghệ, mật ong được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Nó còn hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.

Khi điều chỉnh bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng mà không cải thiện triệu chứng. Bạn cần phải điều trị bằng các phương pháp nội, ngoại khoa. Tức là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp nào, cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản và biểu hiện của bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị từng bước nhằm các mục tiêu: Kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sống. Làm liền sẹo các tổn thương nếu có. Kiểm soát và giảm nguy cơ biến chứng…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây