Bạn có biết được hết loại rau ở miền Tây khi mùa nước nổi không

0
1171
dac-san-Miền-Tây
Ảnh vietnamembassy-turkey.org

Khi bạn về miền Tây là một trong những nơi có nhiều đặc sản đặc sắc nhất nước ta. Ngay như các loại rau thôi cũng vô cùng đa dạng và độc đáo. Đặc biệt, đến mùa nước nổi, ở miền Tây còn có những loại rau đặc sản độc và lạ mà vùng khác gần như không có. Hãy thử xem bạn có biết hết các loại rau đặc sản ở miền Tây dưới đây không nhé!

Tìm hiểu về những đặc sắc miền Tây nước nổi quê ta

Mùa nước nổi, còn được gọi bằng tên khác là mùa lũ sông Cửu Long. Đây là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong. Bao gồm đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Đối với người dân miền Tây sông nước thì mùa nước lũ tràn về; không phải là thiên tai mà là ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.

dac-san-mien-tay-1
Ảnh hanotour.com.vn

Ngoài ra mùa nước nổi miền Tây còn mang về biết bao sản vật, cá tôm dồi dào và các loại cây trái độc đáo. Càng ngày, những tour du lịch miền Tây càng chuộng đưa khách tham quan; vùng sông nước vào những tháng nước nổi. Mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long; thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 9 đến tháng 11 dương lịch) hàng năm.

Vì mùa nước nổi miền Tây tạo điều kiện cho đất đai canh tác nông nghiệp được nghỉ ngơi; rửa trôi và làm triệt tiêu các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp. Bên cạnh đó, mùa nước tràn đồng còn cung cấp; một lượng phù sa màu mỡ cho đất đai toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại rau phát triển. Chính vì vậy khi mùa nước nổi có rất nhiều các loại rau đặc sản ở miền Tây mới có.

Một số loại rau đặc sản ở miền Tây khi mùa nước nổi

1.     Rau Hẹ nước

Ta hay gọi là “lộc trời cho” bởi cây rau hẹ nước mọc hoang dại rất nhiều, cứ đến mùa nước nổi là tha hồ thu hoạch.

rau-he-nuoc
Ảnh baolongan.vn

Hẹ nước thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa, đặc biệt là sau vài trận mưa đầu mùa vào khoảng tháng 8 âm lịch và tàn dần cho đến cuối mùa. Hẹ nước có nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, những vùng ngập phèn mặn nhiều nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.

Khi hái hẹ nước về, người nông dân sẽ cắt bỏ phần gốc, rễ, rửa sạch nhiều lần với nước cho hết phèn. Hẹ nước ngon nhất có lẽ là để ăn sống, người miến Tây thường ăn sống hẹ nước cùng các loại rau sống, chấm với nước cá kho, thịt kho nhưng tuyệt nhất là chấm với mắm kho. Hẹ nước dai giòn, thơm thoang thoảng một chút mùi phèn, mùi đồng bưng, chấm vào miếng mắm kho cho vào miệng, nhai từ từ và cảm nhận. Càng nhai càng thấy ngọt, thấy bùi như cái tình cái nghĩa của những con người hào sảng miền Tây.

2.    Bông điên điển

Mùa nước nổi về cũng là lúc cảnh sắc sông nước miền Tây trở nên sống động nhất. Khi đó ở khắp mọi nơi, từ các bờ kênh, bờ ao, ngoài ruộng… đâu đâu cũng được phủ một màu vàng rực rỡ của những chùm bông điên điển.

bong-dien-dien
Ảnh langthangmientay.net

Điên điển có thể chế biến thành rất nhiều món và món nào cũng hấp dẫn. Muốn đơn giản, không cầu kì thì cứ mang rổ điên điển đi xào với tỏi, một chút thôi là có ngay dĩa điên điển xào tỏi ăn ngon lành cùng với cơm.

Vào những ngày mưa, nếu muốn đổi khẩu vị thì hãy thử ngay với món bánh xèo bông điên điển.

3.    Cây Sầu đâu

Từ tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, vào mùa nước nổi miền Tây, những cây sầu đâu bắt đầu vào mùa thay lá, ra hoa. Đây cũng là dịp người dân đi hái đọt non kèm nụ, hái lá sầu đâu tươi về bán và chế biến các món ăn.

cay-sau-dau
Ảnh nhathuocthanthien.com.vn

Sầu đâu là một loại cây mọc dại ven các kênh rạch ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… Cây trưởng thành cao khoảng 20-25cm, lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng chát nhưng hậu ngọt. Hoa có màu trắng sữa rất đẹp, hoa thơm và ít đắng hơn lá.

Ở miền Tây, sầu đâu thường được dùng làm gỏi trộn với các loại cá khô, An Giang thì trộn với khô cá lóc, còn Kiên Giang, Cà Mau… thì trộn với khô cá sặc. Loại khô nào cũng ngon và có hương vị riêng. Gỏi sầu đâu trộn cá khô có nguồn gốc từ Campuchia và được du nhập vào miền Tây từ những gia đình người Khmer. Dần dần trở thành một món ăn quen thuộc.

4.    Bông súng

Những bông hoa súng to nhỏ, đủ màu sắc từ trắng trắng, hồng hồng; tím tím phủ khắp các kênh rạch, không chỉ làm đẹp cho cảnh quan thiên nhiên. Mà còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn dân dã.

Những cây súng ma có chiều dài lên đến 7m, được người dân hái về từ sớm và chế biến thành các món đồng quê.

bong-sung-mien-tay
Ảnh vietfuntravel.com.vn

Bông súng hái về, lột bỏ phần vỏ, rửa cho sạch phèn, cắt thành khúc và để ráo là có thể ăn ngay được. Người dân miền Tây chuộng nhất là món bông súng chấm mắm kho. Một món ăn dân dã, bình dị, hương vị rất đặc trưng và đặc biệt thu hút rất nhiều du khách tìm về thưởng thức.

Thịt mắm mềm mềm, hương vị đậm đà, thêm chút cay cay, kết hợp với chút bông súng giòn dai, nhai vào sừng sực thì chuẩn một món ăn cực kì bén cơm. Đợi chín bắt xuống là có thể chấm bông súng tươi vào và thưởng thức.

5.    Bông sen

Cây sen có thể được chế biến thành rất nhiều món ngon và hầu như bộ phận nào của cây sen cũng sử dụng được. Để thưởng thức ẩm thực độc đáo từ cây sen, bạn có thể tìm về hai tỉnh Long An, Đồng Tháp. Nơi đây có những cánh đồng sen rất rộng và đẹp; vừa tham quan ngắm cảnh vừa được ăn những món ngon.

bong-sen
Ảnh hoidulich.net

Ngó sen có lẽ là bộ phận được sử dụng để chế biến món ăn nhiều nhất. và gỏi ngó sen trộn tôm chính là một món quen thuộc. Ngó sen non được hái về, rửa sạch, xắt nhỏ, trộn với tôm đã được luộc chín, bóc vỏ. Thêm đậu phộng, các loại rau và nước sốt chua ngọt, trộn đều; để một chút cho thấm là có thể thưởng thức. Không chỉ giòn giòn lạ miệng, gỏi ngó sen còn giúp thanh lọc cơ thể và giải nhiệt

Thêm một món đặc sản miền Tây nhất định phải thử đó là cơm gói lá sen, một món ăn chỉ ngon nhất khi thưởng thức tại vùng Đồng Tháp Mười. Cơm được nấu từ gạo huyết rồng, hạt sen, đậu hà lan, cà rốt, lạp xưởng, muối mè… cuốn trong lá sen rồi đem hấp chín. Khi cơm chín, lột lớp vỏ lá sen ra là một hương thơm ngào ngạt; cùng làn khói trắng bay lên thật hấp dẫn. Vị ngon của các loại nguyên liệu kết hợp với nhau. Tạo ra một món cơm thật đậm đà và màu sắc bắt mắt, nhìn là muốn ăn ngay.

6.    Cây Bồn bồn

Là một loại cây Bồn bồn mọc dại trên những vùng nước mặn nhiễm phèn; nhưng trong những năm gần đây đã được biết đến là một đặc sản miền Tây vào mùa nước nổi. Bồn bồn già có thể cao trên đầu người và phần ăn được chính là ở gốc. Muốn thưởng thức món đặc sản này thì bạn hãy ghé đến các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu…

cay-bon-bon
Ảnh thamhiemmekong.com

Do là cây mọc tự nhiên nên bồn bồn khá sạch; có vị giòn ngọt, chứa nhiều chất xơ và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là tốt cho những ai bị táo bón kéo dài. Nhờ có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh miền Tây đã bắt đầu trồng bồn bồn trên diện tích rộng.

Bồn bồn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để cho ra các món ăn khác nhau. Có thể xào chung với thịt bò, thịt heo, tôm khô, tép bạc…, đem đi nấu lẩu, làm gỏi và dễn ăn nhất là dưa chua bồn bồn. Nếu thử một lần món dưa chua này đảm bảo bạn sẽ không quên hương vị đặc trưng; có cả mùi của ngó sen và măng trộn vào nhau; xen lẫn là vị chua chua cay cay, cùng một chút giòn giòn và chua là lạ.

Mùa nước nổi, thường gặp người dân chèo xuồng đi hái bông điên điển; bông súng, cắt gương sen già, mò ngó sen… Bông điên điển, ngó sen, bông súng nấu lẩu, trộn gỏi tôm thịt rất ngon. Và còn rất nhiều các loại rau đặc sản ở miền Tây nữa ! Bạn hãy ghé qua miền tây để thưởng thức hết các loại rau và món ngon mang đậm quê hương miền Tây quê ta nhé !

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây