Gia vị nấu ăn – dựa theo định nghĩa của các nhà khoa học và sinh học. Đây là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn. Chúng có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Gia vị tạo cho thức ăn có cảm giác ngon hơn. Kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực phẩm dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, nó có thể chế hóa theo những nguyên lý tương sinh và âm dương phối hợp đối với các loại thực phẩm đặc biệt.
Có rất nhiều loại gia vị như: các loại mắm, muối ăn (tạo vị mặn), ớt, hạt tiêu (tạo vị cay và mùi đặc trưng). Các loại rau thơm (rau húng, rau răm, hành, tỏi… được ăn kèm hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến). Và việc sử dụng gia vị nấu ăn thích hợp cho các món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.
Ảnh: Juno
Gia vị có nguồn gốc thực vật
Các loại gia vị lá:
Lá nguyệt quế, hành hoa, rau răm, hẹ, húng thơm, húng quế, cúc tần, mùi tàu, ngò, tía tô, thì là, lá chanh, lá ổi, lá đinh lăng, cần tây, tỏi tây, lá xương sông, lá lốt, lá quế, lá gấc, lá gừng, lá cúc tần, lá mơ tam thể, lá ớt, lá mác mật, lá bưởi, kinh giới, mò om, rau mùi, hương thảo, lá me, lá dứa…
Các loại gia vị quả:
Quả mác mật, chanh, bưởi, ớt, thảo quả, dứa xanh, chuối xanh, khế chua, quả me, quả dọc, quả sấu…
Các loại gia vị hạt:
Hạt tiêu, hạt ngò, hạt dổi…
Các loại gia vị củ:
Sả, riềng, gừng, tỏi, hành tây, củ niễng, hành củ, nghệ, củ kiệu, bột đao…
Các loại gia vị thực vật khác:
Quế chi, đại hồi, dương tiểu hồi, sa nhân, đinh hương, bột dành dành, nấm hương, nấm đông cô, nước gỗ vang, nước dừa, nước cốt dừa…
Các loại gia vị đã được chế biến, phối trộn hỗn hợp:
Gia vị tương, tương đen, tương ớt, thính, mù tạt, dầu thực vật, bơ thực vật,, chao, một số loại nước sốt như sốt mayonnaise, kem, ngũ vị hương, húng lìu, bột càri…
Một số loại rau muối chua, một số loại thuốc bắc:
Táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sâm, cam thảo…
Ảnh: Garis
Gia vị có nguồn gốc động vật
Các loại mắm (làm từ cá, tôm, cua, cáy, rươi, tép…) như:
Mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm…
Các loại nước mắm được làm từ cá:
Cá cơm, cá thu, cá chẻm, cá đối, cá ngát, cá linh….
Tinh dầu cà cuống, long diên hương, phèo, túi mật của một số động vật, mỡ lợn, sữa, bơ động vật, dầu hào
Một số loại thịt động vật lấy được chất ngọt như sá sùng, tôm nõn
Ảnh: Báo Long An
Gia vị khác
Mật ong
Gia vị lên men vi sinh
Mẻ, dấm thanh, bỗng rượu, rượu trắng, rượu vang…
Gia vị có nguồn gốc vô cơ
Acid citric (tạo chua, thay thế cho chanh), muối ăn, đường, mì chính, bột canh, đường thắng…
Ảnh: internet
Cách sử dụng các loại gia vị nấu ăn
Các loại gia vị nấu ăn rất quan trọng để nêm nếm, định vị món ăn hiệu quả và làm tăng thêm hương vị. Kích thích tiêu hóa tốt hơn. Tạo màu sắc món ăn thêm sinh động, tươi nhuận hấp dẫn người thưởng thức.
Một số loại gia vị thậm chí còn được sử dụng với mục đích để chế hóa món ăn theo những nguyên lý tương sinh, tương khắc (như các món ăn dễ gây lạnh bụng đi kèm gia vị cay nóng).
Việc phối trộn các loại gia vị nấu ăn (liều lượng, tỷ lệ, loại gia vị) gắn với kinh nghiệm ẩm thực của người nội trợ. Thường không có một công thức chung nào cho tất cả các món ăn tuy có một số món ăn thường không thể thiếu loại gia vị nào đó (như thịt chó đi kèm với mắm tôm, riềng; canh cá nấu thì là. Thịt gà luộc chấm muối ớt vắt chanh và có thêm ít lá chanh thái chỉ. Trứng hột vịt lộn luộc ăn kèm gừng thái chỉ và rau răm …
Một số loại gia vị và thảo mộc trong nấu ăn
1. Allspice
Allspice là loại quả mọng khô, chưa chín của cây Pimenta dioica. Sau khi được sấy khô, những hạt tiêu nhỏ này có màu nâu sẫm, bóng. Chúng chỉ lớn hơn hạt tiêu thông thường một chút. Có hương vị thơm nồng, cay nhẹ.
2. Hạt hồi (Anise Seed)
Hạt hồi là một loại hạt giống hình bầu dục màu nâu xám từ Pimpinella anisum. Là một loại cây thuộc họ rau mùi tây. Hạt hồi có liên quan đến caraway, thì là ta (dill), thì là Ai Cập (cumin), và thì là (fennel).
Hạt hồi có mùi và vị như cam thảo.
3. Basil (Húng quế tây)
Húng quế là một loài thực vật có lá màu xanh sáng. Có tên khoa học là Ocimum basilicum, thuộc họ bạc hà.
Basil có hương vị thảo mộc dịu ngọt.
4. Bột ớt (Chili Powder)
Chili Powder là sự pha trộn của các loại gia vị khác nhau. Thường là bột chili peppers, oregano, cumin và bột tỏi.
Hỗn hợp ớt bột có thể thay đổi từ cay nhẹ đến cay nồng. Nó không nhất thiết phải nóng. Tuy nhiên có thể có hương vị nhẹ nhàng nếu được làm từ loại ớt ít cay hơn.
5. Ngò rí (Cilantro)
Ngò rí là lá của cây rau mùi non. Có tên khoa học là Coriandrum sativum. Đây là một loại thảo mộc trong họ ngò tây, tương tự như hồi.
Hương vị của Cilantro là sự kết hợp tuyệt vời giữa mùi tây và cam quýt.
6. Quế (Cinnamon)
Quế có lẽ là gia vị nướng rất phổ biến. Que quế được làm bằng những mảnh vỏ dài được cán, ép và sấy khô.
Quế có hương thơm ngọt ngào, mùi gỗ ở cả dạng bột và dạng thanh.
7. Tỏi (Garlic)
Tỏi là gai vị khá quen thuộc. Có nguồn gốc từ Trung Á. Nhưng việc sử dụng nó đã lan rộng khắp thế giới. Tỏi có mùi và vị đặc trưng.
8. Gừng (Ginger)
Gừng – là một loại gia vị đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam.
Gừng có vị hơi the cay và nóng. Hương thơm của nó rất phong phú, ngọt ngào, ấm áp và hương gỗ.
9. Lá kinh giới (Majoram)
Majoram là một loại cây mọc thấp thuộc họ bạc hà. Nó thường hay bị nhầm với oregano, mặc dù chúng không phải là cùng một loại cây.
Marjoram mang hương vị tinh tế, ngọt ngào, dễ chịu với một chút đắng.