Bé mấy tháng tuổi mới được ăn hải sản?

0
767
be-may-thang-an-hai-san-2
Ảnh: tapchiandam.com

Có những loại thực phẩm nếu ăn đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe, ngược lại nếu ăn quá nhiều, không đúng thời điểm lại phản tác dụng.  Nhiều bà mẹ khi làm đồ ăn dặm cho con thường có e ngại con mình còn bé quá chưa thể ăn được hải sản, tuy nhiên suy nghĩ này là sai lầm. Vậy trẻ mấy tháng được phép ăn hải sản, liều lượng ra sao… Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng bé ăn hải sản khi nào sẽ được giải đáp ngay sau đây.

be-may-thang-an-hai-san-1
Ảnh: vinamilk.com.vn

Bé bao nhiêu tuổi ăn được hải sản?

Bé từ 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn hải sản được

Hải sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là canxi rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Do đó, bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của trẻ được các mẹ đặc biệt quan tâm. Nhưng bé bao nhiêu tháng ăn được hải sản, không lo bị dị ứng hoặc tiêu chảy… không phải mẹ nào cũng biết.

Ngoài những hải sản có vỏ như tôm, cua, sò…, các mẹ có thể cho bé ăn cá đã được nghiền nhuyễn từ khi bắt đầu ăn dặm, tức là từ 6 tháng trở lên.

Nhưng do lượng đạm trong hải sản có thể gây dị ứng nên tốt nhất khi bé đủ 7 tháng trở lên mẹ mới nên bổ sung hải sản vào khẩu phần ăn của trẻ.

Ban đầu cho bé ăn từ từ từng chút một để bé thích nghi dần. Với bé có cơ địa bị dị ứng (hoặc bố, hoặc mẹ có tiền sử dị ứng) thì cần phải cẩn trọng hơn.

Trẻ mấy tháng ăn được hải sản có vỏ?

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?

Không phải cứ đến tuổi ăn được hải sản thì mẹ có thể nhanh chóng cho con ăn bất chấp các loại hải sản.

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao có thể gây hại cho bé. Đặc biệt, các mẹ nên tránh cho bé ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn, đây là những cá hay đi đánh bắt ở các tàu lớn, cả tháng mới về, dễ sản sinh hàm lượng thủy ngân cao. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản, các mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thực phẩm

be-may-thang-an-hai-san-2
Ảnh: tapchiandam.com

Những Loại Hải Sản Tốt Cho Bé:

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Các loại cá biển chứa nhiều omega-3 là cá hồi, cá thu, cá ngừ…

Các loại hải sản giàu canxi rất tốt cho xương và răng như cua, ghẹ, tôm biển,…

Cá biển còn rất giàu omega-3, các acid béo không no cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch, rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ.

Cho bé ăn liều lượng hải sản bao nhiêu là đủ?

Mẹ có thể cho bé ăn hải sản hàng ngày nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa cũng có sự khác nhau.

  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: mỗi bữa có thể cho ăn từ 20 – 30 gr cá, tôm đã bóc vỏ nấu cùng bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn một bữa và tối thiểu nên ăn 3 – 4 bữa/ tuần.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: mỗi bữa ăn từ 30 – 40gr thịt hải sản, có thể ăn cùng với cơm, mỳ, bún, súp…
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa cho ăn từ 50 – 60gr thịt hải sản, hoặc ½ con ghẹ/ bữa, 1 – 2 con tôm to/ bữa. Và có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ ngày.

Lợi ích khi cho trẻ ăn hải sản

1. Lợi ích khi cho trẻ ăn tôm cá

– Tôm và cá có chứa lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm và cũng giàu các axit amin thiết yếu (bao gồm cả taurine) giúp trẻ dễ hấp thu.

– Tôm cá có chứa nhiều vitamin, trong đó, vitamin A và D là những chất quan trọng cho xương của trẻ, tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng ruột.

– Trong tôm và cá có chứa nhiều chất mucopolysaccharide, đây là chất có chức năng chống ung thư.

– Ngoài ra, tôm cá có chứa nhiều canxi, phốt pho, iốt, kẽm và nhiều loại khoáng chất để đảm bảo cho trẻ sự phát triển toàn diện.

– Trẻ ăn tôm và cá sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu, thiếu sắt

be-may-thang-an-hai-san-3
Ảnh: blogblucare.vn

2. Lợi ích của cua biển đối với sức khỏe của bé

Ngừa thiếu máu

Từ xa xưa, theo đông y, cua biển là một loại thực phẩm bổ khí dưỡng huyết. Ngày nay, cua biển được xem là món ăn bổ dưỡng, ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ. Chỉ 85g thịt cua có thể cung cấp hơn 400% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày. Nguồn cung cấp sắt và vitamin B12 từ cua biển giúp  thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, qua đó mà ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở nhiều trẻ.

Chữa còi xương, suy dinh dưỡng

Cũng như các loại hải sản khác, bên cạnh là nguồn thực phẩm giàu đạm và sắt, cua biển có hàm lượng canxi cao. 100g thịt cua chứa 59mg canxi, là thực phẩm lý tưởng cho sự hình thành hệ xương ở bé.

Tốt cho sự phát triển trí não của bé

Thịt cua cung cấp một lượng lớn axit béo omega-3, một loại axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất. Axit béo omega-3 giúp cải thiện chức năng não. Nghiên cứu cho thấy những trẻ em được cung cấp đủ dưỡng chất này thường có trí nhớ tốt và phát triển nhanh về mặt ngôn ngữ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng selen trong thịt cua cao gấp 12 lần thịt bò. Nhưng mẹ đã biết vai trò của selen đối với cơ thể? Selen được xem là vi chất vàng cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp selen mà chủ yếu nhận thông qua thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày.

Các bà mẹ trong gia đình cần quan tâm đến bé ăn hải sản khi nào để làm đa dạng thành phần dinh dưỡng của bữa ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách. Tránh làm cho trẻ chỉ ăn một vài món ưa thích khiến mất cân bằng vi chất trong khẩu phần ăn, gây ra các bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây