Trẻ ngủ xuyên đêm có tốt không? Tình trạng xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khiến nhiều bà mẹ lo con bị đói vì cả đêm không bú. Giấc ngủ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và sự phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ em thường có giấc ngủ dài hơn người lớn, nhất trong những tháng đầu đời. Ngủ xuyên đêm là hiện tượng trẻ ngủ liên tục trong 8-12 giờ cả đêm mà không ăn uống gì thêm.
Bé không ăn uống và chỉ ngủ trong nhiều giờ đồng hồ chắc chắn khiến nhiều ba mẹ lo lắng sợ rằng con bị đói. Họ sợ con sẽ mệt mỏi và quấy khóc vào hôm sau. Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh
Trung bình thời gian ngủ của một trẻ sơ sinh là khoảng 16 – 20 giờ/ngày. Thời gian này sẽ dần được ngắn lại khi trẻ lớn lên. Giấc ngủ ở trẻ cũng như ở người lớn, gồm 2 loại:
- Giấc ngủ nhanh (giấc ngủ nông): khoảng một nửa thời gian ngủ của bélà ngủ nông, mắt trẻ cử động nhanh theo chiều trước – sau;
- Giấc ngủ chậm (giấc ngủ sâu): trẻ không cử động mắt. Trẻ ngủ sâu khoảng 8 tiếng/ngày, gồm 4 giai đoạn khác nhau:
o Giai đoạn 1: buồn ngủ, ngủ gật, mí mắt trẻ sụp xuống hoặc chớp liên tục;
o Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ, trẻ vẫn có thể cử động, vặn mình vàgiật mình.
o Giai đoạn 3: ngủ sâu, không cử động và im lặng;
o Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, không cử động và im lặng.
Khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ là vào ban ngày, thời gian còn lại trẻ ngủ vào ban đêm. Không có một công thức giấc ngủ nào để đánh giá chính xác nhu cầu ngủ của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể ngủ 4 tiếng liền, nhưng đôi khi trẻ có thể ngủ liên tục 10 giờ đồng hồ, có những số khác lại chỉ ngủ trong 2 giờ. Để xác định liệu trẻ có ngủ đủ hay không, quan trọng là phải dựa vào sự phát triển của con trẻ. Việc theo dõi giấc ngủ và cân nặng của trẻ lúc này là hết sức cần thiết.
Tình trạng trẻ ngủ xuyên đêm có tốt không?
Đối với trẻ sơ sinh, con vẫn cần bú sữa trong khi ngủ suốt đêm và có thể ngủ bù giờ. Điều này nghĩa rằng nếu bé ngủ xuyên đêm trong tình trạng bị đói, con sẽ quấy khóc và ngủ không ngon giấc.
Về cơ bản, trẻ ngủ xuyên đêm có tốt không phụ thuộc vào mối tương quan giữa độ tuổi của bé và số giờ ngủ được khuyến cáo. Nếu trẻ ở độ tuổi cần ngủ khoảng 6-8 giờ, nhưng lại ngủ suốt đêm tới 12 tiếng, tình trạng này tất nhiên là không tốt vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hoạt động của cơ quan cơ thể.
Trong trường hợp bé ngủ ngon giấc cả đêm và đủ số giờ yêu cầu, các mẹ thực sự không cần lo lắng bé ngủ xuyên đêm có tốt không vì giấc ngủ ngon ấy chính là câu trả lời.
Trẻ sơ sinh ăn đêm có tốt không?
Con ngủ đêm không sâu, ngủ ngày cày đêm sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận hormon tăng trưởng chỉ tiết ra vào lúc bé ngủ sâu vào ban đêm. Khi dậy ăn đêm, giấc ngủ của trẻ sẽ không liền mạch, tăng nguy cơ sâu răng khi ngậm bình sữa vào ban đêm.
Tuy nhiên có những em bé có cân nặng dưới 5.5 kg hoặc 6kg mà ngày ăn tốt, ăn đêm xong ngủ lại luôn thì không bắt buộc phải cai đêm, mà khi ấy con cần ăn đêm để đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng.
Còn có những em bé với cân nặng trên 6kg, ngày ăn không hiệu quả, đêm dậy nhiều lần đòi ngậm ti thì việc cai ăn đêm là cần thiết. Thực tế đã từng có em bé 18 tháng tuổi, đêm ngủ lúc 22h và dậy ăn đến 3 lần. Điều đó không tốt cho sức khỏe cả bố mẹ và con.
8 cách cho trẻ ngủ xuyên đêm an toàn hiệu quả
Làm thế nào để trẻ ngủ xuyên đêm an toàn và hiệu quả? Đây là một kỹ năng không hề đơn giản đòi hỏi ba mẹ phải khéo léo và kiên trì trong việc rèn luyện khả năng ngủ của con. Nhiều trẻ có thể thích nghi tốt với các biện pháp của mẹ, nhưng cũng có không ít trẻ gặp khó khăn khi ổn định giấc ngủ.
Cách 1: Cho trẻ ngủ trưa hợp lý
Giấc ngủ ban ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giờ ngủ ban đêm của bé. Nếu ngủ quá nhiều vào buổi trưa, trẻ sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm hoặc thậm chí, thức thao láo. Vì vậy, ba mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ trưa khoảng 30-45 phút và không nên để bé ngủ quá 3 giờ đồng hồ.
Cách 2: Cho trẻ đi ngủ sớm hơn
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều và ít bị giật mình nếu mẹ cho con đi ngủ sớm vào khoảng 7:30 – 8:00 tối. Việc đi ngủ sớm không khiến con dậy sớm vào sáng hôm sau nên các mẹ không cần bận tâm điều này nhé.
Cách 3: Cho bú trước khi con ngủ
Khi chuẩn bị cho trẻ đi ngủ, các mẹ hãy cho con bú đủ no để con không bị đói lúc đang ngủ. Nếu con no bụng, bé có thể ngủ xuyên đêm mà không cọ quậy, hay khó chịu.
Cách 4: Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn
Các mẹ hãy tạo giờ giấc đi ngủ đều đặn cho bé mỗi ngày và nghiêm túc thực hiện nó. Một lịch trình ngủ đúng giờ hàng ngày sẽ tạo ra thói quen cho bé và giúp con nhanh chóng thích nghi. Bạn có thể rời lịch tắm vào buối tối để cho con biết đã kết thúc một ngày. Hơn nữa, nước ấm giúp con giải tỏa căng cơ và dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Cách 5: Giúp con thư giãn trước khi ngủ
Thư giãn và vui vẻ trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ xuyên đêm ngon và sâu giấc hơn. Vì vậy, các mẹ đừng gây áp lực cho trẻ như bắt con phải ngủ bằng cách quát mắng, chửi bới. Thay vào đó, bạn có thể hát hay kể một câu chuyện cho con nghe. Hãy làm mọi thứ nhẹ nhàng và chiều theo ý con để trẻ ngủ xuyên đêm dễ dàng và hiệu quả hơn.
Cách 6: Hạn chế bế ru con ngủ
Bế ru trên tay sẽ khiến bé phụ thuộc vào mẹ và phải có mẹ ru, lắc lư mới chịu ngủ. Hãy đặt con ngủ khi bé buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. Bằng cách này, bạn đang giúp con tự chìm vào giấc ngủ và học cách quay trở lại giấc ngủ của mình mà không cần ba mẹ dỗ dành. Hãy cho bé bú no, thay tã và để ánh sáng thấp nhất để giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon.
Cách 7: Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm
Vào thời điểm ban ngày, các mẹ hãy kéo rèm, đánh thức và chơi đùa cùng bé. Ngược lại, khi cho bé bú hãy tắt bớt đèn để con dễ dàng đi vào giấc ngủ và nhận thức được đã đến giờ đi ngủ vào ban đêm.
Cách 8: Duy trì không gian yên tĩnh
Để bé ngủ xuyên đêm mà không bị giật mình tỉnh giấc, các mẹ cần chú ý rằng không gây ra tiếng động và âm thanh lớn. Hãy làm mọi thứ nhẹ nhàng để không đánh thức con lúc nửa đêm.
Chung quy lại, để biết trẻ ngủ xuyên đêm có tốt không, các mẹ cần ghi nhớ thời gian ngủ phù hợp với con và đảm bảo con không bị đói hay khó chịu lúc ngủ. Hãy thử thực hiện các biện pháp đơn giản và hiệu quả trên để giúp bé ngủ dễ dàng và an toàn hơn. Các mẹ cũng cần tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ để con thích nghi với lịch sinh hoạt hợp lý và không phụ thuộc vào mẹ quá nhiều khi ngủ.