Những điều cần biết về vitamin đối với phụ nữ mang thai

0
314
nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-doi-voi-phu-nu-mang-thai-4
Ảnh: eva.vn

Chăm sóc con từ trong bào thai là cách tốt nhất để bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Mẹ cũng mau chóng phục hồi sau sinh. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Hiểu biết đúng mức về việc bổ sung vitamin khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Canxi:

Đối với bé: canxi giúp phát triển khung xương và răng.

Đối với mẹ: Bảo vệ mật độ xương, giúp ngăn ngừa huyết áp cao trong khi đang mang thai.

Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai khoảng 800- 1000mg mỗi ngày. Mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ lượng canxi để mang đến những lợi ích tốt nhất cho cả mẹ và bé. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa, cá, đậu, phomai. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng thêm các viên uống canxi.

Acid folic:

nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-doi-voi-phu-nu-mang-thai-1
Ảnh: vinmec.com

Đối với bé: Giúp chống lại dị tật bẩm sinh cột sống trong 30 ngày đầu tiên của thai kỳ, ngăn ngừa sảy thai sớm và sinh non.

Đối với mẹ: Ngăn ngừa thiếu máu.

Acid folic có nhiều trong gan, rau cải có màu xanh đậm, mầm lúa mì, men, lòng đỏ trứng, nước cam. Axit folic là một trong những vitamin nhóm B (vitamin B9) đồng thời là nhân tố không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mọi người. Nhu cầu khuyến nghị Axit folic khi mang thai là 600 mcg mỗi ngày. Axit folic cần bổ sung  3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ, khoảng 400mcg/ngày.

Vitamin D:

Đối với bé: Giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe.

Đối với mẹ: Giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm, giúp xương và răng chắc khỏe hơn.

Vitamin D là một loại vitamin tan được trong chất béo, rất cần thiết cho mẹ bầu. Vitamin D có thể được bổ sung qua: cá, trứng, sữa, phomai hoặc các thực phẩm chức năng giàu vitamin D.

Nhu cầu khuyến nghị bổ sung vitamin khi mang thai khi mang thai là 600 IU, không vượt quá 4.000 IU.

Sắt:

Đối với bé: Giúp ngăn ngừa sinh non.

Đối với mẹ: Chống thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt là rất cần thiết. Sắt có nhiều trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm, bí ngô, phủ tạng động vật…. Nhu cầu khuyến nghị sắt trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng là 60mg/ngày. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ dẫn tới thiếu máu. Ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển oxy ở cả mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, làm mất cảm giác ngon miệng,…

Vitamin C:

nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-doi-voi-phu-nu-mang-thai-2
Ảnh: leep.app

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin khi mang thai để cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm dễ dàng hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây chua (chanh, bưởi, cam), các loại rau tươi, cà chua. Vitamin C giúp mau lành vết thương, làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt. Thiếu vitamin C có thể gây bệnh scorbut với các biểu hiện: xuất huyết, viêm nướu, răng dễ rụng, sưng khớp. Nhu cầu vitamin C đối với phụ nữ có thai là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg.

Kẽm:

Đối với bé: Giúp phát triển trí não.

Đối với mẹ: Cần kẽm để phát triển và sửa chữa các tế bào cũng như là sản xuất năng lượng.

Kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai là khoảng 15mg/ngày. Những thực phẩm bổ sung kẽm: Hàu, cua, ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, thịt lợn, đậu trắng, sữa chua. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến vô sinh, sinh non, sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ hoặc có thể sinh già tháng, thai nhi sinh ra không bình thường.

Vitamin A:

Không được bổ sung vitamin A bừa bãi mà phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng. Các loại rau củ quả như cà rốt, bầu, bí, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền,… Phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo bổ sung đủ vitamin A qua thức ăn ( khoảng 800 mcg/ngày) thì không cần bổ sung thêm vitamin A bằng thuốc. Thừa vitamin A có thể gây ra các hậu quả như: ngứa ngáy, viêm da, bong tróc da, chán ăn, xuất huyết, dị tật bào thai. Thiếu vitamin A sẽ gây khô mắt, tổn thương giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.

Bổ sung vitamin khi mang thai-Vitamin B6

nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-doi-voi-phu-nu-mang-thai-3
Ảnh: vinmec.com

Mẹ bầu nên bổ sung 1,9 mg vitamin b6 mỗi ngày qua các thực phẩm như: ngũ cốc, khoai tây, thịt bò, thịt lợn thăn, ức gà…Vitamin B6 giúp sản xuất protein cho các tế bào mới, tăng cường hệ thống miễn dịch và hình thành các tế bào hồng cầu

Bổ sung vitamin khi mang thai-Kali

Việc bổ sung kali là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên cung cấp 4.700 mg kali mỗi ngày. Bằng các loại thực phẩm giàu kali như: đậu trắng, bí đao, rau chân vịt, đậu lăng, khoai lang, bông cải xanh, sữa chua, nước cam, dưa hấu, nho khô… Kali giúp kiểm soát huyết áp, tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và năng lượng.

Bổ sung vitamin khi mang thai-DHA

Đối với bé: Giúp tăng cường phát triển trí não và thị lực.

Đối với mẹ: Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

Những thực phẩm cung cấp DHA như cá hồi, cua xanh, cá ngừ, lòng đỏ trứng gà… DHA là một trong những axit béo omega-3, rất cần thiết cho cơ thể của con người. Nhu cầu khuyến nghị DHA cho mẹ bầu là khoảng 300mg mỗi ngày.

Lưu ý khi dùng thuốc bổ sung vitamin khi mang thai

nhung-dieu-can-biet-ve-vitamin-doi-voi-phu-nu-mang-thai-4
Ảnh: eva.vn

Chỉ sử dụng thuốc bổ khi cần thiết

Không sử dụng quá lâu một loại vitamin vì nếu dùng lâu ở liều bình thường cũng có thể gây thiếu các vitamin khác.

Vitamin C khi dùng thường xuyên, đặc biệt ở liều cao (trên 1 gram/ngày) có thể gây kích thích dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận.

Vitamin A không sử dụng quá 10.000 UI/ngày.

Không nên dùng chung:

  • Thuốc chứa sắt với trà, cà phê, trứng, sữa: làm giảm hấp thu sắt.
  • Thuốc chứa canxi với nhiều loại rau có oxalat (cải bó xôi): làm giảm hấp thu canxi.

Cần tránh kết hợp các loại này với nhau:

  • Canxi + Sắt: làm giảm hấp thu sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này.
  • Thuốc chứa sắt + Thuốc chống loét dạ dày: giảm hấp thu sắt.
  • Thuốc chứa sắt + Doxycylin, Quinolon: giảm hấp thu do tạo phức.
  • Magie-Vitamin B6 + Muối phosphat, Canxi: ức chế hấp thu magnesi tại ruột non.

Dinh dưỡng trong quá trình mang thai của người mẹ có vai trò rất quan trọng. Sức khỏe và sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Bổ sung vitamin khi mang thai là cách tốt nhất để mẹ mang đến cho con một tương lai tốt đẹp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây