Sau khi khỏi bệnh, trẻ nhỏ sẽ thường bị sụt cân, cơ thể xanh xao, không có sức sống. ây là vòng tuần hoàn khiến cho nhiều bé nhiều năm “ốm lên ốm xuống”. Nhiều mẹ đã đặt câu hỏi rằng phải làm gì khi trẻ biếng ăn sau khi ốm, phải làm gì để cải thiện và giữ cho bé luôn được khỏe mạnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những cách áp dụng phù hợp nhé.
Ảnh: spobio.com.vn
Tại sao sau ốm trẻ thường biếng ăn?
Sau khi ốm, sức khỏe của trẻ chưa thể trở về trạng thái bình thường, thể lực suy giảm, mệt mỏi do phải tiêu thụ quá nhiều năng lượng trong quá trình bị ốm nên hầu hết trẻ đều biếng ăn.
Khi biếng ăn kéo dài, cơ thể bị thiếu hụt và mất cân bằng dưỡng chất, trẻ sẽ trở nên gầy yếu, sút cân, chậm lớn, rất dễ tái ốm, thậm chí suy dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng tới sự phát triển của thể chất và trí tuệ trong tương lai. Bên cạnh đó việc dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường ruột nên gây mất cân bằng trầm trọng. Việc đó khiến cho hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ kém đi. Dễ hiểu trong việc điều đó khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng và trở nên biếng ăn.
Những bí quyết giúp mẹ chăm sóc bé biếng ăn sau khi ốm
Nếu như đang lo lắng và mong muốn con mau chóng lấy lại sức khỏe, cân nặng và sự năng động của bé như trước. Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết sau đây của chúng tôi nhé.
Cho bé ăn những món dễ tiêu hóa, mềm, dễ nhai
Khi cơ thể trẻ mệt sẽ rất lười nhai, chán ăn nên sẽ không thích hợp sử dụng những đồ ăn cứng, chiên nhiều dầu mỡ như bánh kẹo hay đồ khô… Bố mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những món dễ tiêu là nguyên tắc rất quan trọng để giúp phục hồi cơ thể trẻ mới ốm xong. Thực phẩm lỏng như canh, súp, cháo sẽ dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé hơn và cũng kích thích bé ngon miệng hơn. Khi bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nên biết cách nấu cho bé những bữa cháo đầ đủ dinh dưỡng cũng như bổ sung những thực phẩm tăng cường sức đề kháng.
Đừng ép con ăn quá nhiều
Nhiều bố mẹ vì quá nôn nóng muốn con tăng cân nhanh trở lại mà đã vô tình ép con ăn quá nhiều, quá sức của trẻ. Điều đó hoàn toàn không tốt cho trẻ cả về hệ tiêu hóa và tâm lý của trẻ. Việc ép bé ăn quá nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng mà còn làm bé sợ hãi, chán ăn hơn. Không phải lúc nào ăn nhiều đồ bổ là tốt mà đôi khi những điều đó sẽ gây phản tác dụng.
Ảnh: vn.theasianparent.com
Giúp bé tăng cân sau ốm nhờ men vi sinh
Điều này đúng vì các vi chất có trong men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, kích hoạt các enzyme hoạt động và làm việc hiệu quả. Men vi sinh thường có trong sữa chua, phô mai mềm, súp miso, sữa có thành phần probiotic…
Từ đó, thực phẩm này sẽ kích thích trẻ thèm ăn cũng như giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất trong thực phẩm tốt hơn, tạo điều kiện để giúp bé tăng cân sau ốm.
Bổ sung thực phẩm nhiều đạm
Để bé có thể tăng cân sau ốm nhanh chóng, bố mẹ cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Các dưỡng chất có trong cá, thịt, trứng, sữa, hải sản, các loại đậu… sẽ cung cấp chất đạm và năng lượng nhằm giúp bé tăng sức đề kháng và lấy lại năng lượng nhanh chóng.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất
Các vitamin như A, B, D, C, E và các vi chất khác như kẽm, sắt, canxi, magie có nhiều trong nhóm thực phẩm sẽ giúp con tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh thực phẩm giàu đạm, mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ các loại rau, củ, quả, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé tăng cân sau ốm. Mẹ nên biến tấu thành nhiều món khác nhau để bé cảm thấy ngon miệng hơn.
Chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ
Khi sức khỏe của bé chưa hồi phục hoàn toàn sau ốm thì bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa non kém của trẻ tốt hơn. Thay vì cho trẻ ăn 3 bữa chính như cũ, bạn hãy chia nhỏ thành 4-5 bữa trong ngày với việc hia nhỏ lượng thức ăn để tránh áp lực lên tiêu hóa của trẻ. Điều này giúp cơ thể bé hấp thu các dưỡng chất nhưng không gây khó chịu cho bao tử.
Ảnh: suckhoedoisong.vn
Cho trẻ thường xuyên vận động
Cho trẻ vận động cũng là một cách để giúp bé tăng cân sau ốm. Nếu bé được vận động phù hợp trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Khi bố mẹ cho bé vẫn động những trò chơi nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể năng động, cơ quan hoạt động hiệu quả, tinh thần vui vẻ. Từ đó giúp bé thèm ăn, ăn ngon hơn và hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
Cho con uống đủ nước là cách giúp bé tăng cân sau ốm
Bù nước cho cơ thể bé sau ốm, đặc biệt là những bé vừa bi sốt xong giúp bé nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và sức đề kháng, giúp tiêu hóa tốt hơn. Với trẻ bị viêm đường hô hấp, sổ mũi thì uống nước nhiều cũng góp phần hỗ trợ đường thở thông thoáng. Bên cạnh nước lọc, bố mẹ có thể cho con uống nhiều sữa tuuwoi, các loại nước ép hoa quả, sinh tố, trái cây, sữa chua,…
10. Quan. tâm đến giấc ngủ ngủ của bé
Trong khoảng thời gian bị ốm, giấc ngủ của trẻ sẽ thường chập chờn, không thẳng giấc, gây mệt mỏi cơ thể và khiến bé xuống cân nhanh. Vì vậy, khi bé mới khỏi bệnh thì bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc để sức khỏe phục hồi. Bố mẹ nên thiết lập giờ ngủ phù hợp cho con để đảm bảo bé luôn được ngủ ngon, không quấy khóc và hỗ trợ tăng cân nhanh hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bố mẹ nắm được những cách giúp bé tăng cân sau ốm hiệu quả, chăm sóc trẻ biếng ăn sau ốm. Khi được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, lại năng động và học tập hiệu quả hơn. Nuôi con sẽ không phải là cuộc chiến nếu mẹ biết nuôi con đúng cách.