Một chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ không chỉ là chọn thực phẩm gì, món ăn gì hay số lượng thực phẩm mà còn phải biết cách sơ chế, chế biến thực phẩm thành những món ăn lành mạnh, giữ gìn lượng chất dinh dưỡng trong món ăn, sao cho món ăn khi vào cơ thể được hấp thu tối đa dưỡng chất.
Sau đây là một số thói quen mà bạn nên từ bỏ trong nấu ăn để đảm bảo cho sức khoẻ
Dùng dầu ăn sai cách
Nếu bạn đang giữ thói quen giữ lại phần dầu mỡ dư thừa sau mỗi lần chiên rán để tái sử dụng thì hãy bỏ ngay đi nhé. Bạn dùng phần mỡ đó để chiên lại, hay rán, xào, chế biến các món trong bữa ăn sau không những làm hỏng, giảm độ ngon của món ăn mà còn không tốt cho sức khỏe.
+ Dầu cũ có mùi của thức ăn cũ, mùi khét làm giảm độ ngon của món ăn.
+ Dầu cũ còn các cặn đen li ti không loại bỏ hết khi tái sử dụng làm mất thẩm mỹ của món ăn.
+ Dầu được tái sử dụng lại nhiều lần sản sinh ra chất phá vỡ men tiêu hóa của cơ thể.
+ Các vitamin, dinh dưỡng vốn có của dầu dùng lại gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, không còn tốt cho sức khỏe.
Luộc rau sai cách
Rau xanh cung cấp cho cơ thể con người số lượng khổng lồ các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên tới giờ nhiều bạn vẫn chưa biết cách luộc rau sao cho đúng, không bị mất chất dinh dưỡng.
+ Nếu bạn luộc rau ở nhiệt độ thấp , nhiệt độ không đủ sẽ không giữ được màu xanh của rau mà còn làm tiêu tan vitamin C và B1 trong quá trình luộc.
+ Rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thâm chí với một số loại rau như rau muống, rau khoai chỉ cần sôi trào một chút là có thể vớt rau ra.
+ Những món rau như bông cải xanh… nên hấp, ăn tái. Tuy nhiên nhiều người quá cẩn thận sợ rau không chín nên nấu quá lâu. Rau không những bị nát mà còn bị mất hết vitamin.
+ Khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh.
Nấu ăn ở nhiệt độ cao
Nhiệt độ quá cao có thể khiến rau quả bị cháy hoặc dễ mất chất dinh dưỡng, mất đi hương vị vốn có của nó.
Khi chế biến thịt ở nhiệt độ cao, các hợp chất độc hại sẽ hình thành. Phần cơ trong thịt khi được chiên rán hoặc nướng trực tiếp trên lửa ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra những hóa chất độc hại như PAHs và HCAs
Rã đông thực phẩm sai cách
Hầu như mọi người đều nghĩ thực phẩm trong tủ lạnh muốn rã đông nhanh thì nên ngâm trong nước nóng. Nếu bạn là một trong những người đó thì bỏ ngay đi nhé.
Đó là một sai lầm chứ không hề tốt như bạn tưởng tượng đâu nhé. Khi bạn làm như vậy sẽ khiến thực phẩm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có, đồng thời làm mất vị ngon của thực phẩm.
Hay việc bạn quá nóng lòng không thể kiên nhẫn chờ thực phẩm dã đông hoàn toàn mà cho vào nồi nấu luôn. Việc này sẽ khiến thực phẩm của bạn không những mất chất mà chín không đều, chỗ đã rã đông thì quá chín, chỗ còn lạnh .
Một cách rã đông mà mình mách bạn là bạn hãy bỏ cả gói thực phẩm vào trong nước lạnh để rã đông. Còn nếu bạn muốn nhanh hơn thì có thể cho thêm ít nước muối. Đây là cách rã đông thực phẩm nhanh mà vẫn giữ được lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần
Nấu ít thì sợ thiếu, nấu nhiều thì lại thừa. Đó là tâm lý chung của hầu như các bà nội trợ chứ không riêng mình ai. Nhưng hầu như thường thừa nhiều hơn là thiếu. Các đồ thừa thường được bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng vào các bữa sau.
Hành động này vô cùng có hại nhưng nhiều người vẫn thường tiếc của nên lặp lại mà không biết rằng có thể gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Việc hâm đi hâm lại thức ăn làm biến đổi các chất trong thực phẩm kéo theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Vậy nên, bạn cần cân nhắc, tính toán khi nấu ăn để vừa đủ mâm cơm cho gia đình chứ đừng nấu thừa thãi rồi cất vào tủ lạnh dùng lại nhiều lần sẽ vừa làm thức ăn mất đi độ ngon mà lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Thái rau trước quá sớm trước khi nấu
Việc thái rau thành từng đoạn nhỏ nhưng chưa chế biến ngay có thể ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trong chúng, bởi khi đó, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh hơn.
Ngoài ra, một số loại rau có xu hướng thoát hơi nhanh khiến chúng bị mất nước trở nên héo úa chỉ trong vài tiếng mất đi hương vị tươi ngon.
Tuyệt đối không cắt rau củ rồi bảo quản đông lạnh bởi nó sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe. Chỉ cắt rau củ gần nhất thời gian nấy ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng và hương vị.
Tóm lại, việc sơ chế và chế biến thực phẩm cần đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn, nhằm hỗ trợ giảm mắc các bệnh, cải thiện sức khỏe.