Cách nuôi con khoa học không ép trẻ ăn mà vẫn khoẻ

0
719
nuoi-con-khoa-hoc-3
ảnh: poh.vn

Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như suy dinh dưỡng, bé bị chậm phát triển, lâu nhận thức, dễ mắc các bệnh mãn tính,… . Ba mẹ nào có con biếng ăn chắc chắn sẽ phải đau đầu tìm ra cách để con phát triển toàn diện. Cũng có nhiều cha mẹ vì quá nóng vội mà ép trẻ ăn gây ra những “tác dụng ngược”. Vậy cách nuôi con khoa học, chế độ dinh dưỡng ra sao mà không ép trẻ ăn ? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu cách nuôi con khoa học trong bài viết sau đây nhé.

nuoi-con-khoa-hoc-1
ảnh: hocnangkhieu.vn

Đừng tạo áp lực cho con khi ăn

Cha mẹ nên nhớ có rất nhiều yếu tố tác động lên nhu cầu ăn uống của trẻ. Trong đó có yếu tố văn hóa ăn ở các vùng, miền khác nhau sẽ khác nhau. Việc cha mẹ hiểu không thấu kĩ và áp dụng máy móc sẽ đưa đến kết quả không như mong muốn.

Đối với các cha mẹ sống trong gia đình nhiều thế hệ, đôi khi áp lực đến từ việc có quá nhiều người muốn góp ý hay quyết định lên việc ăn uống của con nhỏ, lâu dài gây ra mâu thuẫn và căng thẳng trong bữa. Khi đó cha mẹ cần xem lại quá trình cho ăn với trẻ và sửa sai. Mẹ tránh tình trạng căng thẳng áp lực đổ lên con sẽ càng khiến con không thể phát triển tốt nhất.

Những cách giúp trẻ ăn ngon miệng mà không cần ép

Ăn đúng giờ

Mẹ nên giữ cho bữa tối đơn giản và tốt nhất nên ăn trước 6 giờ tối nhé. Để giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi trong giấc ngủ. Bữa sáng nên được xem là bữa ăn quan trọng nhất và giàu dinh dưỡng nhất trong ngày.

Nếu con không đói sẽ không cần ăn

Nếu cảm thấy trẻ không đói, hoặc trẻ từ chối bữa ăn do bé không cảm thấy đói. Thì mẹ không nên bắt ép trẻ ăn. Điều đó khuyến khích con trẻ học cách lắng nghe cơ thể của mình và ra quyết định cho bản thân mình.

Bữa ăn luôn vui vẻ

Bữa ăn chỉ nên nói những chuyện vui vẻ, thoải mái và hỏi han những người đang ngồi quanh bàn ăn. Tránh nói những chuyện không vui trong ngày, đặc biệt là người lớn không cãi nhau trong bữa ăn. Hoặc mang chuyện công việc ra bàn rồi bỏ rơi chính con mình. Ngược lại cũng không cần phải lấy trẻ ra làm tâm điểm, tất cả mọi người đều được chăm sóc quan tâm như nhau.

Ăn chậm, nhai kĩ

Ăn chậm giúp chúng ta ý thức được lượng thức ăn vào cơ thể. Nhai kĩ sẽ khởi động quá trình tiêu hóa ngay từ trong miệng giúp giảm công việc cho bộ máy tiêu hóa.

nuoi-con-khoa-hoc-3
ảnh: poh.vn

Uống một ít nước nửa tiếng trước khi ăn

Uống nước trong bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị trong miệng và dạ dày của bé. Khiến bé tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn. Mẹ chỉ nên uống một ít nước nửa tiếng trước khi ăn. Càng không nên cho trẻ ăn một miếng, uống một thìa nước nhé. Vì điều đó sẽ không tiêu hóa được thức ăn mà còn làm dạ dày bé to ra. Đó là cách nuôi con khoa học mà mọi bà mẹ vẫn thường nói với nhau.

Ăn thức ăn từ thiên nhiên

Nếu cha mẹ đã dành tiền để mua đồ ăn tự nhiên hoặc kiểm soát được nguồn gốc đồ ăn cho bé. Thì mẹ nên cho trẻ ăn cả vỏ, ăn thức ăn nguyên cám sẽ tốt cho sức khỏe.

Hạn chế nấu (ăn tươi, ăn sống)

Tương tự, nếu có rau sạch thì nên ăn sống, hoặc mẹ trần/xào sơ qua. Làm như vậy vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng, vừa tiết kiệm thời gian chế biến.

Ăn đa dạng

Tập cho con ăn đa dạng bằng cách thử một món mới ở mỗi tuần. Người mẹ từ khi mang bầu cũng nên ăn phong phú, không kiêng kị một cách phản khoa học. Và nên tránh việc chê thức ăn trước mặt con.

Tắm nắng

Mẹ bầu, trẻ em và tất cả người lớn đều cần tắm nắng đủ thời gian. Vì để cho cơ thể có đủ vitamin D cho việc hấp thụ canxi, giúp cho hệ xương và răng khỏe mạnh.

Ăn gia vị cay và ấm nhẹ

Gia vị cay ấm như tiêu, gừng, … sẽ làm tiết dịch vị, tăng sự ngon miệng ở trẻ. Nên tập cho trẻ nhỏ ăn rau gia vị bằng cách thái chỉ hay băm nhuyễn vừa. Sau đó hãy rắc vài chỉ của lá húng, lá mùi, lá chanh… lên đồ ăn. Điều đó khiến món ăn vừa đẹp, vừa thơm. Trẻ 1 tuổi là các em bé có thể ăn các món cuốn.

Chơi thể thao hàng ngày

Duy trì thói quen luyện tập hàng ngày ở trẻ. Và cần tăng cường vận động để đốt cháy năng lượng, tạo ra nhu cầu ăn tự nhiên.

Kiểm tra răng miệng thường xuyên

Bệnh về răng miệng sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt của bé. Và khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Cần tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng, vệ sinh lợi (đối với em bé chưa có răng) hàng ngày. Và cần tới bác sĩ kiểm tra định kỳ trước khi để trẻ bị sâu răng.

Ngủ đủ

Chắc chắn chỉ có những em bé ngủ đủ giấc và ngon giấc thì cả cơ thể mới làm việc tốt được. Lúc đó hệ tiêu hóa mới làm việc và hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong đồ ăn. Cũng như việc thải ra toàn bộ cặn bã thay vì đọng lại trong ruột gây bệnh.

nuoi-con-khoa-hoc-2
ảnh: poh.vn

Tham gia nấu ăn

Nếu trẻ được cùng bố mẹ đi chợ và nấu ăn hay ngửi mùi thức ăn, động vào đồ ăn. Sau đó háo hức chờ món ăn được bày ra là đã tiết ra dịch vị và khởi động quá trình tiêu hóa một cách tốt.

Ăn ngoài trời

Cuối cùng, việc ngồi thưởng thức bữa ăn ngoài trời và thi thoảng ăn kiểu picnic trong thiên nhiên sẽ rất tốt. Đó cũng là “chất kích thích” khiến trẻ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn.

Đừng biến việc nuôi con trở thành một cuộc chiến gian nan. Cha mẹ hãy tìm hiểu cách nuôi con khoa học cho trẻ luôn thấy thoải mái khi ăn và áp dụng để trẻ ăn uống một cách thoải mái nhất nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây