Gia vị luôn đóng một vai trò cực kì quan trọng, chúng giúp món ăn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người thưởng thức. Các gia vị đặc trưng thường xuyên có mặt trong bếp như mắm, muối, đường, bột ngọt,…thì có thêm một số gia vị thảo mộc sẽ giúp cho món ăn thêm đậm đà. Bạn có biết hết những hương liệu ấy không? Chúng ta cùng khám phá hết những hương liệu ấy nhé.
Gừng củ
Gừng có rất nhiều công dụng như chúng ta đã biết: tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và chống viêm cho cơ thể. Đặc biệt gừng cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Một số món ăn sẽ không thể mang đậm hương vị Việt nếu như không có gừng ví dụ như món: gà kho gừng, cháo nếp gừng, thịt kho gừng…
Nghệ vàng
Công dụng của nghệ: chống viêm loét dạ dày, giúp giảm cholesterol trong máu, kháng viêm, lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật. Nay khi thay thế tinh bột nghệ cho nghệ tươi trong nấu ăn thì hương vị món ăn sẽ bớt mùi hăng của nghệ nhưng màu sắc thì không thua kém. Từ người già đến trẻ nhỏ, cho đến người không quen mới mùi hăng của nghệ cũng có thể dùng được. Tinh bột nghệ là gia vị thảo mộc trong nhiều món ăn của các bà nội trợ Việt. Nghệ tạo nên đặc trưng riêng cho món ăn của người Việt đặc biệt là món ăn miền Trung Việt Nam.
Sả cây
Sả là một nguyên liệu không thể thiếu của các bà nội trợ Việt. Nó được xem như một gia vị thảo mộc thiết yếu trong nấu nướng các món ăn Việt Nam. Sả có thể dùng riêng hoặc cũng có thể kết hợp với các loại gia vị khác như gừng, hành để tạo nên hương vị riêng của món ăn Việt. Một số món ăn không thể thiếu sả là gà kho gừng sả, thịt ngan kho sả…
Lá chanh
Lá chanh là loại lá rất quen thuộc với người Việt Nam, thường được dùng để rắc lên món gà luộc như một loại gia vị. Đặc biệt người Nghệ An rất chuộng lá chanh để nấu ăn. Người xứ Nghệ có món gà kho lá chanh rất nổi tiếng.
Ớt trái
Việt Nam là nhiều quốc gia trong số này có khí hậu nóng ẩm, nhưng vị cay lại là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Vị cay ấy xuất phát từ nhiều gia vị khác nhau như tiêu, hạt mù tạt, bột cà ri, lá bạc hà… và tất nhiên không thể thiếu ớt. Ớt được dùng như một hương liệu gia vị quan trọng, thậm chí như… rau. Có nhiều món ăn luôn được bày kèm những quả ớt tươi và người ăn cắn ớt nhai rau ráu. Ớt càng cay càng dễ “gây nghiện”, nhiều người ăn cay đến giàn giụa nước mắt mà vẫn cứ thích, nếu thiếu thì thấy mất ngon.
Bột cà ri
Không chỉ là gia vị chính để nấu món cà ri, bột cà ri còn được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, heo và gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn.
Khi nấu canh rau hay luộc rau, nên cho thêm một chút dấm giúp giữ lại vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tỏi
Tỏi thường được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Những món xào, hầm, hoặc thịt chiên dùng tỏi là thích hợp nhất. Với rau xào, tỏi được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn.
Tiêu
Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Tiêu xay càng để lâu càng mất mùi, nên tốt nhất là bạn chỉ xay một lượng vừa đủ dùng. Khác với tiêu xay, tiêu hạt thường được dùng khi còn xanh và thích hợp cho các món hầm.
Rượu trắng
Khi nấu món cá, cho thêm một chút rượu có thể loại bỏ mùi tanh và tạo hương thơm cho món ăn. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.
Với những chia sẻ những thông tin trên, hy vọng giúp ích được góc bếp nhà bạn có những gia vị hữu ích góp phần cho việc chế biến món ăn của bạn được ngon hơn, thú vị hơn nè.