Hành trình bánh mì Việt Nam

0
281

“Đơn giản, cân đối, rẻ tiền nhưng trên tất cả là vô cùng ngon. Đây là món ăn khiến bạn chỉ vừa nhìn thôi đã ngay lập tức muốn cắn vào… Sau doner kebab hay sandwich, bánh mì VN được coi là biểu tượng mới của ẩm thực thế giới ”.

Đó là những lời giới thiệu hấp dẫn được đăng tải trên Le Monde – nhật báo uy tín của nước Pháp.

Du nhập từ Pháp, nhưng bánh mì VN đã chinh phục thế giới bằng nét riêng
CAO AN BIÊN/NHẬT THỊNH

Việc báo chí nước ngoài ca ngợi bánh mì Việt không có gì lạ. Song, để chính đất nước nơi khai sinh ra một món ăn cũng phải hết lời khen ngợi và định danh món ăn đó cùng tên quốc gia khác thì trên thế giới, chắc chỉ bánh mì VN làm được.

Current Time0:00
/
Duration4:51
HD
Auto

Bánh mì Sài Gòn và những biến tấu lạ

Từ “ổ bánh Tây” thượng lưu đến ẩm thực đường phố Sài Gòn

Đầu thế kỷ 19, người Pháp trong cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định (Sài Gòn) đã mang theo baguette để thỏa thú ẩm thực phong lưu của mình. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi dành cho giới thượng lưu, không được coi là món ăn chính. Chiếc bánh mì “baguette” theo chân lính Pháp vào nước ta vẫn còn chuẩn phong cách Pháp: dài khoảng 80 cm, mềm hơn và đặc ruột.

Bánh mì trở thành một đặc trưng văn hóa của VN
VŨ PHƯỢNG

PGS-TS Phan An, nguyên Viện trưởng Viện KHXH vùng Nam bộ, kể lại rằng ngày ấy người ta gọi bánh mì là “ổ bánh Tây”, không phải nhà nào cũng có điều kiện để ăn. Dấu mốc lịch sử đầu tiên đặt nền móng cho bánh mì du nhập văn hóa VN là khi chính quyền Sài Gòn cho phép bánh mì xuất hiện trong khẩu phần ăn của học sinh tiểu học và xây dựng những lò nướng bằng gạch truyền thống. Để phục vụ số lượng lớn, bánh mì được cải biên trở nên nhỏ gọn hơn. Đến năm 1975, những lò nướng bằng gạch đã không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại Sài Gòn, nên đã xuất hiện lò nướng bằng điện và loại “bánh mì lò thùng phuy” được chế biến từ những thùng phuy lớn.

Người nước ngoài thưởng thức bánh mì VN tại khu vực trung tâm TP.HCM
NHẬT THỊNH

Để ứng phó với tình trạng khan hiếm bột mì, những người thợ bánh mì Việt đã trộn thêm bột gạo và cho ra đời chiếc bánh mì nhỏ hơn, ruột mềm hơn. Sau đó, bột bắp, bột nở cũng được tham gia vào công đoạn làm vỏ bánh. Với kết cấu đóng kín, cho phép giữ lại hơi nước của những “chiếc lò Đông Dương” khiến những chiếc baguette ngày nào trở nên rỗng hơn, ruột bông xốp, trong khi vỏ ngoài giòn rụm. Đây cũng chính là đặc điểm tạo nên bản sắc riêng của bánh mì VN.

(Theo Báo Thanh Niên)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây