Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nhỏ bị hen suyễn

0
447
tre-bi-hen-2
ảnh: drlocmainhikhoa.com

Hen suyễn là tình trạng bị viêm phế quãn mãn tính khó hồi phục. Và nó không thể điều trị dứt điểm. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh.  Đối với những trẻ bị hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn. Thì khi tới trường hay ở bất cứ nơi đâu, bố mẹ các em cần phải lưu ý hết sức tới tình trạng sức khỏe của bé. Cũng như việc dùng thuốc của con để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé. Vì vậy, cha mẹ và người thân cần biết chăm sóc trẻ bị hen suyễn đúng cách.

tre-bi-hen-1
ảnh: benhhen.vn

Hen suyễn là gì ?

Đây là một bệnh viêm mãn tính xảy ra đường thở. Tình trạng viêm sẽ này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với nhiều chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này thì đường thở sẽ phù nề và co thắt. Hơn nữa còn chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .

Làm thế nào để biết được trẻ mắc bệnh hen ?

Chẩn đoán thường dễ dàng quan sát khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở.Tuy nhiên, không phải lúc nào những việc chẩn đoán cũng dễ dàng.

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm). Tình trạng khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát .

Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến bé bị hen khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng.

Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh hen như thế nào?

Cách biện pháp chung để chăm sóc trẻ bị hen suyễn

Tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:

– Không để những chất nặng mùi trong nhà nơi gần bé

– Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi và côn trùng.

– Không để bé chơi với thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, diệt gián

– Không hút thuốc lá trong nhà và ở những nơi gần trẻ

Nơi ngủ của trẻ: Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp. Và cũng không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường của bé và chăn mền bằng nước nóng. Và cần được phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật ở nơi trẻ ngủ.

Dùng cửa sổ thông thoáng để duy trì không khí sạch và trong lành

tre-bi-hen-3
ảnh: vinmec.com

Tiêm phòng định kỳ ở trẻ mắc hen phế quản

Theo như các chuyên gia thì những người bị hen thường rất dễ mắc các bệnh khác về đường hô hấp. Vì thế bạn cần cho con đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu cần tiêm phòng các bệnh về đường hô hấp thì banh nên cho trẻ tiêm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý bỏ lịch tiêm chủng của trẻ mẹ nhé.

Đề phòng cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ mắc hen phế quản

Với những người bị hen phế quản thì việc bị cảm lạnh và cảm cúm… là điều vô cùng nguy hiểm. Bởi vì có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh hoặc làm tái phát các đợt hen cấp tính vô cùng nguy hiểm. Ngay cả khi đã kiểm soát được bệnh tốt. Vì vậy, nếu con bạn bị bệnh hen suyễn, bạn cần giúp trẻ đề phóng tránh những căn bệnh này.

Bạn có thể giúp con giảm nguy cơ bị nhiễmn bệnh cúm và ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Đó là bằng việc giữ vệ sinh thân thể thật tốt và tránh đối diện với những người đang bị cảm cúm. Hãy cho bé đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác nơi công cộng. Cần cho bé rửa tay thường xuyên, vệ sinh dụng cụ chăm sóc, đồ chơi của trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

tre-bi-hen-2
ảnh: drlocmainhikhoa.com

Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen ?

Mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến như: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm.

Trong trường hợp này nếu đã được các thầy thuốc hướng dẫn. Thì mẹ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh nhé.

Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghĩ ngơi trong vòng 1 giờ

Thường xuyên liên lạc với phòng y tế và các giáo viên ở trường

Tất cả những học sinh bị hen suyễn đều phải được thông báo về tiền sử bệnh của bé. Cũng như hiện trạng bệnh hiện tại và những loại thuốc đang dùng. Điều này giúp giáo viên sẽ điều tiết sự hoạt động của trẻ. Cũng như chế độ luyện tập của trẻ cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Và sẽ tránh hoạt động quá mạnh gây nguy hiểm.

Và cuối cùng, mẹ cần động viên bé. Động viên là một điều rất quan trọng đối với việc học tập và đến trường của bé. Nếu con bạn luôn có những bạn cùng lớp ủng hộ và lo lắng, quan tâm, giúp đỡ thì bạn sẽ bớt được phần nào lo lắng về bệnh tình của con mình. Đó chính là những cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn tốt nhất.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây