Hương vị ẩm thực Việt – Tết ” Tây” nhớ Tết ” Ta”

0
1293

“Tết Tây” và “Tết Ta” ở đây không phải nói về những mùa Tết trong năm mà muốn nói đến Tết truyền thống, nỗi nhớ Tết quê hương của những người con xa xứ. Quê nhà là nơi mà bất kì những người con ở nơi đâu đều có nỗi nhớ da diết, khắc khoải về chốn ấy. Nhất là mỗi dịp Tết đến, xuân về thì nỗi nhớ ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn, nhớ người thân, nhớ gia đình, nhớ hương vị rất Việt – “Tết Tây” nhớ “Tết Ta”.

Tết Tây đậm tình cảm những con người xa quê

Khi người Việt sống ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam đón Tết. Họ cũng tổ chức những hoạt động mang đậm truyền thống văn hóa Việt. Họ sử dụng bánh chưng gói và bán sẵn và các món ăn đặc trưng Việt Nam được người nhà gửi qua như dưa hành, tỏi, …Họ cũng lập bàn thờ gia tiên để tạo nên hương vị Tết Việt với mâm ngũ quả, bánh chưng, mứt Tết, rượu…
Chúng ta có thể tìm được những loại bánh mứt, vật dụng đặc trưng Tết, gạo nếp, xôi, măng khô, hoa …tại các khu chợ người Việt.

Khu chợ Tết người Việt tại nước ngoài (ảnh: thanhnien.vn)

Có lẽ cùng là những người Việt xa xứ, đón tết nơi xứ người đã mang những trái tim cô đơn lại với nhau. Họ cũng nhau tổ chức những buổi lễ hội. Các hội tết cũng có các món ăn Việt, những trò chơi dân gian,…Cùng với những gian hàng chợ tết, bắn pháo hoa, múa lân, tái hiện văn hóa Việt xưa….

Các cộng đồng người Việt và cả cộng đồng người bản xứ sẽ cùng nhau thực hiện. Đặc biệt hơn ở Việt Nam là nơi đây, vào ngày Tết được quyền đốt pháo nên các khu chợ Việt. Điển hình như chợ Lion, khu Little Saigon tràn ngập xác pháo đêm giao thừa cho đến trọn ngày mồng 1 Tết. Giúp phần nào nguôi ngoia nỗi nhớ quê hương xứ sở.

Tết Tây thương nhớ mùi hương Tết của mẹ

“Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”. Hương vị tết quê thắm đượm trong từng câu thơ. Nơi trời Tây phồn thị tìm đâu được hình ảnh ông đồ già viết những câu đối đỏ. Hình ảnh chợ chiều với lá dong, bánh Tết. Và hình ảnh những em bé theo mẹ ra chợ mua thức ăn để chuẩn bị một đêm giao thừa đầy đủ.

Đơn giản chỉ là cảnh người, xe cộ tấp nập đi lại mua hoa, mua quất. Những người lo hối hả hoàn thành công việc để trở về chuẩn bị cùng gia đình. Hình ảnh tưởng chừng như quen thuộc với mỗi con người trời Ta. Nhưng lại là một thức gì đó vô cùng xa xỉ với những người con nơi trời Tây.

Nhớ Tết với mẹ (ảnh: vietjet.net)

Nơi xa xứ, nao lòng nhớ về quãng thời gian còn nơi quê nhà. Hương vị những món ăn mẹ nấu, mùi hương bếp củi hòa quyện với những giọt mồ hôi của Mẹ. Không biết đã bao năm, họ không được ngồi bên bếp lửa trò chuyện cùng bố mẹ, những người thân yêu.

Bao năm rồi họ không có dịp tảo mộ mời ông bà về sum họp. Đã bao năm không còn cảm giác hồi hộp đón giao thừa, được đi chúc Tết nhận những phong bao lì xì từ ông bà, cha mẹ.

Họ sẽ thấy đầy đủ khi sống giữa chốn phồn hoa những chạnh lòng khi thiếu đi cảm giác linh thiêng thật sự nơi Tết quê nhà. Đâu đó vang lên bài hát “Xuân này con không về” đủ khiến bất kì ai cũng chạnh lòng khi nhớ về nơi những người thân ngóng trông. Cái cảm giác lạc lõng giữa nơi phố thị đông đúc nhưng thiếu hơi ấm tình thân. Họ khao khát giản đơn ở một mâm cơm đầy đủ người thân.

Rồi năm…tới con sẽ về!

Cuộc sống bôn ba nơi đất khách, người ít thì vài năm, người nhiều hơn thì gần cả cuộc đời. H lại càng khao khát được đón Tết ở quê nhà, được sống trong cái không khí ấm tình người mà chỉ có khi đi xa. Tất cả phải trải qua gian khó mới cảm nhận được.

Chỉ có câu nói “Năm tới con sẽ sẽ về” để cho họ động lực tiếp tục công việc ở nơi xa, để vơi bớt đi nỗi buồn nơi đất khách.

“Rồi Tết sau con sẽ về với Mẹ” (ảnh: baoxaydung.com.vn)

Xa quê, xa gia đình vào những dịp Tết là điều mà không ai mong muốn. Nhưng vì cuộc sống, vì tương lai và nhiều hoàn cảnh khác nhau mà phải chấp nhận. Với những người con nơi xa xứ thì những gì thuộc về. Đó là Tết đoàn viên, những người thân trong gia đình chỉ là một niềm mong mỏi, khát khao.

Nhưng không vì thế mà mọi người làm mất đi cái nét đẹp Tết truyền thống. Họ làm những gì có thể để vẫn lưu giữ nét đẹp cổ truyền cho những đời sau. Tết “Tây” vẫn nhớ Tết “Ta”. Chỉ những ai đi xa mới thấy nhớ. Về quê ăn Tết là hành trình tìm về cội nguồn nơi “chôn nhau cắt rốn”.

Hãy trân trọng những phút giây còn ở bên gia đình, người thân để hạnh phúc luôn tròn đầy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây