Mang thai ngoài tử cung? Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng

0
681

Một trong những khó khăn mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai đó là thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ. Khi đó trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung. Thai ngoài chiếm tỷ lệ 1 – 2%, là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy mang thai ngoài có nguy hiểm không với những dấu hiệu như thế nào?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Ảnh: me-be.com

Thai ngoài tử cung là trường hợp thai làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm trí ngoài ổ phúc mạc. Nguyên nhân hay gặp là do tắc, hẹp vòi trứng hoặc có tiền căn mổ ở vùng bụng trước đó. Có thể gây viêm dính bên ngoài vòi trứng và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng. Mang thai ngoài thường gặp ở những phụ nữ: bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng. Khoảng hơn 95% trường hợp mang thai ngoài xảy ra ở vòi trứng.

Bạn hoàn toàn có thể mang thai và có con được nếu tình trạng thai ngoài đã được điều trị dứt điểm trước đó. Phải đảm bảo không còn các nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể. Đảm bảo cơ quan sinh dục vệ sinh và an toàn trong lần mang thai tiếp theo.

Triệu chứng mang thai ngoài tử cung

Ảnh: congaiba.com

Sau khi quá trình thụ tinh được xảy ra thì sau 5-10 ngày thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Triệu chứng của thai ngoài có thể âm thầm kín đáo, tình cờ phát hiện qua lần khám thai định kì. Khi bác sỹ siêu âm không có thai trong buồng tử cung hoặc nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, sốc mất máu,… Triệu chứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi thai, vỡ hay chưa vỡ,…

Bị nôn nghén, mệt mỏi, chậm kinh. Ra huyết âm đạo bất thường không trùng với ngày hành kinh. Ra máu kéo dài, bất thường như: số lượng ít hơn bình thường, màu sẫm hơn, loãng hơn bình thường.

Nếu đã được chẩn đoán có thai, thai chưa vào buồng tử cung mà có ra huyết bất thường ở âm đạo thì đó là 1 dấu hiệu quan trọng của thai ngoài tử cung.

Thường đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới, hoặc đau khắp ổ bụng trong trường hợp thai ngoài đã vỡ

Có thể gặp dấu hiệu sốc mất máu như mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu

Đối với phụ nữ mang thai ngoài, nồng độ hormone HCG sẽ có dấu hiệu giảm dần. Khi thử thai sẽ thấy vạch thứ 2 lên mờ hơn bình thường.

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Ảnh: eva.vn

Trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa,…Vệ sinh thường xuyên để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín.

Phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai

Trường hợp đã từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai. Vì những trường hợp này có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai sau cao hơn người bình thường.

Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu.

Nếu thai có kích thước lớn trên 3cm sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Nếu để thai càng phát triển lớn, thai ngoài tử cung bị vỡ khiến người mẹ lâm vào tình trạng sốc mất máu, mệt mỏi, choáng váng, khó thở. Thì nhanh chóng nhập viện để mổ cấp cứu ngay.

Kiểm tra vị trí khối thai để phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường.

Phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết. Do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

Sàng lọc trước sinh giúp thai phụ phát hiện các biến chứng thai kỳ sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tiêm chủng trước khi mang thai

Các biện pháp điều trị thai ngoài tử cung

Ảnh: omipharma.vn

Gồm các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa

Lựa chọn các phương pháp tùy thuộc nhiều yếu tố: tình trạng lâm sàng, vị trí thai ngoài tử cung, kích thước túi thai…

Điều trị nội khoa:

Sử dụng Methotrexate, một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai. Làm chết các tế bào của khối thai.

Chỉ định:

Kích thước khối thai ngoài nhỏ hơn 3-4cm.

Nồng độ BHCG ≤ 5000mUI/ml

Có huyết động ổn định

SA không có hoạt động tim thai

Không có bằng chứng của chảy máu ổ bụng đang tiến triển.

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật nội soi khi:

Khối chửa ngoài tử cung chưa vỡ hay mới rỉ máu. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây dính vùng bụng sau mổ và ít để lại sẹo hơn phương pháp mổ mở.

Phẫu thuật mở:

Khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng. Không thể mổ nội soi được thì bắt buộc phải mổ mở.

Thai ngoài tử cung gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy khi có dấu hiệu mang thai. Mẹ bầu cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn. Phát hiện sớm các trường hợp bất thường của thai kì để có biện pháp xử trí nhanh chóng, kịp thời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây