Mẹ bầu bị táo bón có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng tránh táo bón

0
344
Ảnh: tuvanchonmua.com

Mẹ bầu bị táo bón do chế độ ăn uống cũng như nội tiết tố có sự thay đổi. Có một nửa số mẹ bầu mắc vấn đề táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ. Táo bón ở mẹ bầu thường ít được quan tâm do biểu hiện của bệnh không quá trầm trọng nên nhiều mẹ bầu và gia đình chủ quan. Táo bón tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ cũng như gián tiếp tác động đến thai nhi. Vậy mẹ bầu bị táo bón cần phải làm gì? Cần bổ sung gì để tránh táo bón? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Mẹ bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Ảnh: anthaiphuong.com

Mẹ bầu bị táo bón chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó tác động xấu tới cuộc sống. Khi ấy mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu với: cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn. Là một trong số các nguyên nhân gây ra sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… Đi kèm với các biểu hiện: buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn,…

Một số hậu quả khó lường nếu đang bị táo bón trong thai kỳ:

Ảnh: tuvanditruyen.checko.com

Các chất độc có trong phân như: phenol, amoniac, indol… tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược. Gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Gây suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của thai nhi

Nguy cơ bị sảy thai cao: Khi mẹ bầu rặn, dùng lực để chất thải rắn ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.

Mẹ bầu dễ bị áp lực, căng thẳng, cáu gắt.

Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón:

Ảnh:bekhoemevui365.blogspot.com

Mẹ bầu bị táo bón-Do thay đổi nội tiết tố:

Khi mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone. Sự gia tăng hormone progesterone ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Ruột di chuyển chậm hơn và kém tiêu hóa hơn. Do đó mà phụ nữ rất dễ bị táo bón khi mang thai.

Mẹ bầu bị táo bón-Ít vận động:

Các mẹ bầu thường lười vận động hơn bình thường bởi tình trạng nặng nề ở bụng. Đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên kém đi gây ra bệnh táo bón ở bà bầu. Việc hạn chế vận động có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

Ngoài ra, thai nhi càng ngày càng lớn sẽ chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa. Cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn gây táo bón.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Mẹ bầu bị ốm nghén, không ăn uống được gì hoặc ăn quá ít chất xơ. Việc nôn nghén quá nhiều, làm giảm lượng nước tuần hoàn, cơ thể bị mất nước. Lượng chất xơ được hấp thụ vào cơ thể quá ít dẫn khiến nhu động ruột kém hoạt động gây chứng táo bón.

Bổ sung vi chất không đúng cách:

Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Để có thể hấp thụ được 2 loại thuốc này cơ thể phải cần đến một lượng nước lớn. Việc nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này nhưng không được hấp thụ hết. Lượng sắt và canxi này sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện dẫn đến chứng táo bón.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp

Tiểu đường thai kỳ cũng là một trong những bệnh lý khi mang thai. Là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh táo bón. Do lượng đường quá lớn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Mẹ bầu tham khảo thêm bài viết: Hiện tượng các bệnh lý trong lúc bầu thường có là gì?

Thói quen nhịn đi vệ sinh

Nhịn đi vệ sinh rất cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Nhịn đi vệ sinh khiến lượng phân lớn tích tụ lại bên trong đường ruột gây nên chứng táo bón. Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.

Phương pháp phòng tránh táo bón ở mẹ bầu:

Ảnh: tuvanchonmua.com

Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung chất xơ.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày. Uống đủ mỗi ngày 2,5 – 3 lít nước để dễ đi ngoài hơn

Tránh dùng những loại đồ uống chứa chất kích thích như: cà phê, trà, rượu, bia…

Tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi như: phomai, ngũ cốc, nước ép,… trong thời gian bị táo bón.

Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột. Hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già

Chỉ nên uống bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nên chia nhỏ viên sắt và canxi để uống thành nhiều lần và uống nhiều nước để cơ thể hấp thụ.

Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng

Tập thể dục với các bài tập đơn giản như: Đi bộ, yoga, bơi lội…để giúp giảm tình trạng táo bón.

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón. Thay đổi tư thế ngồi khi đi vệ sinh: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối

Ảnh: majamja.com

Rất ít mẹ bầu bị táo bón quan tâm hoặc cảm thấy ngại nói ra khi mắc bệnh này trong thai kỳ. Hi vọng những kiến thức bổ ích ở trên sẽ giúp các mẹ bầu nhanh chóng vượt qua căn bệnh khó chịu này. Khi thấy bệnh tình không có sự cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu lạ. Mẹ bầu cần thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có được những lời khuyên và cách chữa trị đúng đắn.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây