Những bệnh lý khi mang thai có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý.
Bệnh lý khi mang thai-Tiểu đường
Ảnh: bloganchoi.com
Tiểu đường là bệnh khá nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần…Rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu, làm xét nghiệm dung nạp đường vào thời điểm thai 24-30 tuần. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra.
Khi mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần được theo dõi kỹ. Cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối. Nếu không thể điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn thì có thể điều trị thuốc theo đơn bác sĩ
Bệnh lý khi mang thai-Thiếu máu
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Nếu nhẹ thì không có vấn đề gì nhưng nặng sẽ nguy hiểm. Có thể: tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.
Mẹ thiếu máu dễ sinh con thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai,…Thậm chí có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. Mẹ bầu nên chú ý tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh đậm hoặc thuốc theo đơn bác sĩ.
Bệnh lý khi mang thai-Cảm cúm
Ảnh: meijimom.vn
Mang thai không phải là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị cảm. Do sức đề kháng của mẹ bầu giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Một số triệu chứng cảm cúm khi mang thai: Sốt đột ngột, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, cảm giác ớn lạnh, đau cơ, đau chân tay, các khớp, ăn mất ngon. Một vài trường hợp khác cũng bị nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch. Không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ
Mẹ bầu bị cảm cúm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một số chủng cúm nặng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và em bé sinh ra nhẹ cân. Các chuyên gia vẫn khuyến khích phụ nữ có ý định chuẩn bị mang thai nên tiêm ngừa cúm
Bệnh lý khi mang thai-Viêm âm đạo
Khoảng 70% phụ nữ mang thai mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm âm đạo. Có 5 phụ nữ thì có 1 người bị viêm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Lactobacilli là loại vi khuẩn tốt giúp kiểm soát các vi khuẩn khác sinh sống trong âm đạo của người phụ nữ. Khi có quá ít Lactobacilli sẽ dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn sống trong âm đạo. Dẫn đến tình trạng viêm âm đạo.
Nếu mẹ bị viêm nhiễm âm đạo nghiêm trọng, Hay mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục. Em bé sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, nhiễm khuẩn hoặc vi nấm, suy dinh dưỡng…Nhất là với em bé sinh thường, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn hẳn.
Bệnh lý khi mang thai-Trầm cảm
Ảnh: mevacon.com.vn
Hoocmone thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi chán nản. Tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ dấn đến trầm cảm. Trầm cảm là bệnh mà bất cứ mẹ bầu cũng đều không mong muốn mắc phải. Mức độ nguy hiểm của bệnh này còn nguy hiểm hơn so với các căn bệnh khác. Chữa trầm cảm như thế nào? Sự quan tâm, yêu thương từ người, người chồng. Là liều thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai hiệu quả nhất dành cho mẹ bầu.
Để biết thêm thông tin bổ ích về bệnh lý khi mang thai này. Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Mẹ bầu cần biết ngay 10 nguyên nhân này để tránh trầm cảm sau sinh của chúng tôi nhé!
Tiền sản giật
Tiền sản giật chiếm tỉ lệ từ 6-8% số phụ nữ mang thai. Biểu hiện của bệnh là: cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm. Tiền sản giật có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Có thể khiến người mẹ bị: tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được. Làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.
Chuột rút
Ảnh: eva.vn
Là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến mẹ bầu rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân. Thường xảy ra nhất vào ban đêm. Bệnh này thường là do cơ thể mẹ bầu thiếu canxi. Mẹ bầu nên xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút. Sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Giúp các mẹ bầu có cảm giác thoải mái hơn. Khám bác sĩ để bổ sung thêm canxi và vitamin D.
Táo bón
Hơn 50% bệnh lý khi mang thai mẹ bầu thường găp là bị táo bón. Do nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột. Thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt gây nóng cho cơ thể. Là nguyên gây ra táo bón ở các mẹ bầu. Phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa chứa nhiều chất thải độc hại. Nếu không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa. Gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả… để ngăn ngừa bệnh táo bón.
Mẹ bầu cần chủ động thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh. Nên khám thai đều đặn giúp tầm soát, phát hiện kịp thời nguy cơ. Tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.