Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến tâm lý mẹ bầu xuất hiện sau sinh của phụ nữ. Trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh rất phức tạp. Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến trầm cảm sau sinh. Vì đây là dấu hiệu tâm lý, là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh:
Thay đổi nội tiết
Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao. Sau khi sinh, nồng độ hormone progesterone và estrogen sụt giảm một cách đột ngột. Khiến phụ nữ sau khi sinh trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, buồn phiền, chán nản,…Điều này có thể dẫn đến trầm cảm.
Sức khỏe giảm sút, mệt mỏi:
Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh. Phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Phụ nữ sau khi sinh có sức khỏe yếu hơn bình thường. Những đau đớn về cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ. Khiến phụ nữ cáu kỉnh, bực bội và gia tăng cảm giác chán ghét mọi thứ.
Ảnh: sausinh.com
Mất ngủ, thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng, lo lắng quá nhiều:
Mất ngủ là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng… cũng là nguyên nhân làm cho người phụ nữ dễ nảy sinh bực bội, căng thẳng.
Trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ, thiếu ngủ và trầm cảm là chứng bệnh có mối tương quan qua lại. Mất ngủ kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần
Tâm lý mẹ bầu-Di truyền
Trầm cảm và các bệnh rối loạn cảm xúc đã được chứng minh có khả năng di truyền. Những trường hợp có người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn. Cơ chế của chứng bệnh này có sự tham gia của một số gen. Sản phụ cần chủ động tầm soát nếu có mẹ hoặc anh chị bị trầm cảm. Để kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị.
Tâm lý mẹ bầu-Sang chấn tâm lý
Ảnh: benhvienthucuc.vn
Tâm lý mẹ bầu bị kích động có thể bắt nguồn từ:
- Sinh khó, trẻ sinh ra mắc bệnh bẩm sinh, nan y hoặc bị mất con
- Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng và các mối quan hệ gia đình
- Không nhận được sự hỗ trợ từ bạn đời và người thân. Phải tự mình chăm sóc con cái
- Lo lắng quá mức về việc chăm sóc con
- Lo lắng về vấn đề tài chính, sợ con cái ảnh hưởng đến công việc
- Thiếu sự quan tâm, không có người động viên và chia sẻ.
- Không được nhìn mặt và chăm sóc con : bị ép buộc phải rời xa con do nhiều nguyên nhân
Mẹ tham khảo thêm tại: 10 kiểu tâm lý khi mang thai các mẹ đã trải qua hết chưa?
Tâm lý mẹ bầu-Có bệnh sử bị trầm cảm:
Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước khi mang thai. Hoặc đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn.
10 dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
- Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ
- Một cảm giác khó thở như bị đè chặt
- Thu rút và từ chối các giao tiếp xã hội.
- Khóc nức nở với những lý do nhỏ nhặt
- Chán ăn.
- Cảm thấy buồn bã hầu như cả ngày.
- Lo lắng quá mức với các biểu hiện bồn chồn, bất an.
- Giảm trí nhớ và kém tập trung.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Cảm giác kiệt sức và mất năng lượng.
Dự phòng trầm cảm sau sinh
Ảnh: mevacon.com.vn
Tâm lý mẹ bầu-Ngay từ khi mang thai
Ngay từ khi mang thai, phụ nữ nên được quan tâm và chăm sóc cả về dinh dưỡng tâm lý mẹ bầu. Mẹ bầu nên tự mình tham gia các hoạt động tích cực như: đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc, hoặc gặp gỡ bạn bè…để giúp tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ. Với phụ nữ có tiền sử hoặc dấu hiệu trầm cảm. Nên gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Tâm lý mẹ bầu-Sau khi sinh
Nếu bạn có tiền sử trầm cảm sau sinh. Có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh. Để sớm điều trị chống trầm cảm hoặc trị liệu tâm lý ngay sau khi sinh.
Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp sau khi sinh:
Ảnh: diskdr.vn
– Không gây áp lực cho bản thân:
Điều chỉnh mong muốn của bản thân, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bạn có thể.
– Lối sống lành mạnh:
Bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu.
– Dành thời gian cho chính mình:
Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt. Nếu bạn cảm thấy như thế giới đang đổ hết lên đầu bạn. Hãy dành thời gian ở một mình với người bạn đời.
– Yêu cầu giúp đỡ:
Mở lòng với những người thân và cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ. Bạn có thể ngủ hoặc bạn xem một bộ phim.
– Tránh việc tự cô lập bản thân:
Phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hòa mình trở lại với cuộc sống. Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè của bạn. Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ.
Cuộc sống và áp lực tinh thần rất dễ khiến phụ nữ lâm vào trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng cực đoan liên quan đến tâm lý mẹ bầu sau sinh. Phát hiện bệnh và can thiệp điều trị sớm là vấn đề hết sức cần thiết.