Bí kíp mang thai-Tạm biệt ngay cơn thai nghén bạn biết chưa?

0
286
Ảnh : huggies.com.vn

Mách mẹ bí kíp mang thai khi bị ốm nghén. Ăn gì để giảm triệu chứng ốm nghén mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi? Một thực đơn hợp lý sẽ giảm bớt khó chịu cho bà bầu trong quá trình mang thai.

Những dưỡng chất quan trọng mẹ nên bổ sung

Ảnh : meijimom.vn

Các cơ quan quan trọng của thai nhi hầu hết đều hình thành trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những gì mẹ bầu ăn trong giai đoạn này rất quan trọng. Sự hình thành não bộ và tủy sống, nhịp tim đầu tiên của bé, cơ quan sinh dục… Nhiều trường hợp sảy thai, động thai, dị tật thai nhi vì mẹ bầu ăn uống sai trong giai đoạn đầu.

Bí kíp mang thai-A-xít folic:

Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau màu xanh đậm, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi… là những thực phẩm rất dồi dào axit folic.Giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Thông thường mẹ bầu cần khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày.

Bí kíp mang thai-Vitamin B12:

Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2,6 mcg vitamin B12/ngày.

Bí kíp mang thai-Chất đạm:

Chất đạm có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… Bổ sung đạm đầy đủ sẽ giúp bé hoàn thiện các tế bào não. Ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường.

Bí kíp mang thai-Vitamin C:

Ảnh : suckhoe123.vn

Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Tạo ra một màn bảo vệ vững chắc cho bà bầu khỏi những vi khuẩn gây hại vào thời gian đầu thai kỳ. Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ cảm cúm hoặc các bệnh thông thường.

Bí kíp mang thai-Protein:

Mẹ bầu cần khoảng 85 – 90 gram protein mỗi ngày. Protein đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của mô bào thai. Có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể. Protein tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch. Giúp tăng trưởng mô vú và đảm bảo sức khỏe cho một thai kỳ khỏe mạnh

Bí kíp mang thai-Sắt:

Ảnh : shopbabyfun.com.vn

Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Sắt hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Thiếu sắt là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc, thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,… Mẹ bầu nên chú ý bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày.

Bí kíp mang thai-Vitamin A:

Để hỗ trợ phát triển thị lực cho nhi. Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A

Bí kíp mang thai-Canxi và vitamin D:

Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm. Các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay vừng, cà rốt… Là những chất quan trọng trong quá trình phát triển xương của trẻ. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Gây ra các dị tật về xương,còi xương bẩm sinh, thấp, lùn… Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ. Xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi.

Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu cần ăn uống thế nào để mẹ đẹp con khỏe?

Bí kíp mang thai cho mẹ bầu ốm nghén nặng

Ảnh : huggies.com.vn

Với mẹ bầu ốm nghén nặng thì ăn uống là một áp lực. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mẹ cần đến lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một vài bí kíp mang thai giúp mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

  • Chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như: hành, tỏi, sả, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa…
  • Không uống trong khi ăn, nên uống trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
  • Mẹ bầu ăn 1 ít bánh quy hoặc nhâm nhi ngũ cốc vào mỗi buổi sáng
  • Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột, protein. Hạn chế thức ăn cay, nóng.
  • Sắt là một trong những dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung sắt đầy đủ.
  • Ăn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin như cam, chuối, táo…vào bữa phụ
  • Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…

Gợi ý món ngon cho mẹ bầu ốm nghén

Ảnh : mevacon.com.vn

Nước ô mai:

Cho Ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g, nước 400ml…vào nồi đun sôi đến khi nước đặc hơn. Uống trước ăn 30 phút.

Nước mía và gừng tươi:

Chuẩn bị: Mía tím khoảng 300g, gừng tươi 5g. Mía tím đem đi nướng, ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều. Chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút.

Me, sấu ngâm gừng:

Chuẩn bị: 200g quả me, 200g sấu, 10g gừng, 20g đường trắng. Sấu cạo bỏ vỏ, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng giã nhỏ trộn với đường. Sau đó cho vào cùng me, sấu trộn đều, đường tan hết là được.

Canh Sấu:

Chuẩn bị: Sấu 5 quả, sườn lợn 200g, bí xanh 100g, gia vị vừa đủ. Cho sấu và sườn vào nấu kỹ. Sau đó cho bí xanh vào nấu đến khi chín.

Cháo ý dĩ:

Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 200g đường. Ý dĩ, gạo xay thành bột. Gừng giã nhỏ cho vào nồi đun cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ. Sau đó cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Canh me:

Chuẩn bị: Cá trắm 300g, me, cà chua, rau cải trắng 100g, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch ướp gia vị trong vòng 20 phút. Cho cá, dầu ăn, cà chua vào nồi xào qua. Sau đó cho me và nước vào đun sôi đến khi chín thì cho rau cải vào. Một số bà bầu bị nghén sợ mùi cá thì áp dụng các món ăn ở trên.

Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Dựa theo tình trạng ốm nghén của từng mẹ mà bí kíp mang thai để tạm biệt ốm nghén có cách áp dụng khác nhau

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây