Nguyên nhân bị áp xe vú sau sinh và cách điều trị

0
816
nguyen-nhan-bi-ap-xe-vu-sau-sinh-cua-me-bau-va-cach-dieu-tri-4
Ảnh: bacsivuhai.com

Khi bị tắc tia sữa, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị viêm vú, rồi dẫn đến áp xe vú. Mẹ có biết cách chữa áp xe vú sau sinh như thế nào là hiệu quả chưa? Cùng tìm hiểu ở bài viết dứơi đây nhé.

Nguyên nhân gây nên áp xe vú

nguyen-nhan-bi-ap-xe-vu-sau-sinh-cua-me-bau-va-cach-dieu-tri-1
Ảnh: tudienbenhhoc.com

Áp xe vú là ổ nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn thâm nhập từ bên ngoài vào trong tuyến vú.

Có nhiều nguyên nhân khiến các vi khuẩn này xâm nhập vào tuyến vú và gây viêm như

Cho em bé bú không đúng cách:

Em bé bú không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào vú. Cần cho bé bú hết cữ. Khi em bé bú không hết sữa, mẹ cần hút lượng sữa dư ra bên ngoài. Vệ sinh miệng, lưỡi hàng ngày cho trẻ.

Sau sinh bị tắc sữa:

Tắc tia sữa là tình trạng rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải. Sữa không thể thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng kết tủa, đông đặc trong bầu sữa gây tắc, chèn ép các ống dẫn sữa từ nang sữa. Tạo điều kiện hình thành các ổ áp xe

Ngực thường xuyên chịu áp lực:

Một số chị em phụ nữ hay mặc áo quá chật hoặc hay địu bé trước ngực. Việc này tạo một áp lực lớn lên bầu ngực, gây tắc tia sữa, dẫn đến áp xe vú.

Mẹ bị căng thẳng:

Stress là tác nhân làm giảm quá trình sản xuất hormone oxytocin nên dễ gây tắc tuyến sữa.

Một số biểu hiện lâm sàng hay gặp:

nguyen-nhan-bi-ap-xe-vu-sau-sinh-cua-me-bau-va-cach-dieu-tri-2
Ảnh: doctors24h.vn

Giai đoạn đầu, bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức lan sang bả vai, cánh tay. Khi chuyển sang giai đoạn tạo thành áp xe sẽ phải chịu những thương tổn như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu , khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.

Cần phân biệt với bệnh ung thư vú thể cấp dạng viêm. Bị ung thư, vú sẽ to ra rất nhanh, tuy nhiên không đau. Trường hợp này cần đi xét nghiệm tế bằng cách chọc hút hoặc làm sinh thiết để phát hiện tế bào ung thư.

Những ai có thể bị áp xe vú

Có khoảng 10 – 30% mẹ bị áp xe vú sau sinh gây nên nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chị em có ngực lớn hoặc có cân nặng thừa cân thường gặp áp xe vú dưới quầng vú.

Những người không giữ gìn vệ sinh khu vực này có thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm, gây áp xe

Áp xe vú có nguy hiểm không?

nguyen-nhan-bi-ap-xe-vu-sau-sinh-cua-me-bau-va-cach-dieu-tri-3
Ảnh: thuocthaomoc.net

Áp xe vú sau sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo thành áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử.

Tuyến vú mất chức năng tiết sữa gây mất sữa, có thể dẫn đến hoại tử.

Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể. Dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy thận, nặng hơn là gây hoại tử các chi…

Điều trị áp xe vú

Nếu ở tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để giảm viêm, tiêu sưng, giúp các mô có thể tự phục hồi.

Với trường hợp có nhiều mủ, bác sĩ sẽ phải thực hiện tiểu phẫu. Bác sĩ sẽ chích rạch vùng áp xe để tháo mủ. Vết chích phải ở cách núm vú khoảng 3cm, ống dẫn lưu sẽ được dẫn vào để vệ sinh các ổ dịch tụ, ổ mủ và sát khuẩn. Chị em sẽ phải dùng thuốc kháng sinh để chống viêm và sát khuẩn hàng ngày.

Lưu ý trong quá trình điều trị:

nguyen-nhan-bi-ap-xe-vu-sau-sinh-cua-me-bau-va-cach-dieu-tri-4
Ảnh: bacsivuhai.com

Giữ gìn vệ sinh vùng tiểu phẫu, chọn đồ thoáng, tránh ra mồ hôi, dính bụi vào khu vực vết thương.

Sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp và thực hiện đúng thao tác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên quá căng thẳng.

Không để bé bú bên vú bị áp xe. Tập cho trẻ bú no, bú hết từng bên vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa

Vệ sinh miệng cho bé để tránh nhiễm vi khuẩn vào vú của mẹ.

Nếu tắc tuyến sữa, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hút sữa ra như dùng bình hút sữa, chườm nóng…

Khi cho con bú cần để ý thời gian, tránh tình trạng ngậm quá lâu. Không gây tổn thương đến tuyến vú như trầy xước, nứt đầu núm vú, tránh ứ đọng, tắc tia sữa. Có thể sử dụng các loại kháng sinh chuyên trị, thuốc giảm đau khi đau nhức sâu trong tuyến vú

Trong trường hợp không hiệu quả, hãy nhờ giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Bởi tắc tia sữa chính là nguyên nhân gây áp xe vú. Không điều trị bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tác động trực tiếp lên vùng ngực làm nghiêm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng của tuyến vú.

Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng bao gồm: chất đạm, chất đường bột, protein, khoáng chất để cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể. Áp xe vú sau sinh là bệnh lý nguy hiểm cần phòng ngừa và điều trị đúng cách.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây