Tình trạng trẻ chậm nói là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay. So với bạn bè cùng trang lứa, bé nói được ít từ hơn? Mẹ đang rất lo lắng vì không biết có phải trẻ bị chậm nói. Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói
Trẻ được 3 – 7 tháng tuổi chậm nói
Trẻ không đáp ứng với những tiếng động mạnh.
Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ. Trẻ bị chậm nói
Hoặc trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng lại không biết bắt chước các âm thanh khác. Biểu hiện cảnh báo đáng tin cậy nhất là: trẻ không đáp ứng với các tiếng động.
Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói
Trẻ không tìm cách giao tiếp với những người khác. Kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn một điều gì đó.
Trẻ không biết nói bất kì từ nào, ví dụ như “mẹ” hoặc “ba”.
Không bi bô, không phát ra các phụ âm khác (ví dụ: p hoặc b).
Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như là vẫy tay chào tạm biệt. Hoặc lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
Trẻ không có những phản ứng cá nhân khi được đúng gọi tên.
Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.
Trẻ 16 tháng chậm nói
Trẻ được 16 tháng những vẫn không hiểu cũng như không phản ứng gì với các từ như: “không”, “dậy nào”.
Bé không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.
Không biết chỉ vào đồ vật hay bức tranh ở trước mặt khi hỏi bé. Ví dụ cha mẹ hỏi bé “Quả bóng đâu”.
Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói
Trẻ chưa nói được khoảng 15 từ tổng cộng.
Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hay người khác đã nói.
Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu bao gồm 2 từ. Ví dụ như “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói được nhưng nói còn vấp váp).
Không muốn hoặc không thể dùng lời nói để thực hiện giao tiếp. Và ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
Không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn bình thường. Ví dụ: “Con có muốn uống không?”, “Ba đâu rồi?”
Không biết giả vờ chơi với búp bê hây tự chơi với chính mình. Ví dụ: cho búp bê ăn và nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.
Không biết bắt chước các hành động hoặc lời nói của người khác.
Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào những bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.
Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng ở trong nhà. Ví dụ các bàn chải đánh răng, bát đĩa.
Lưu ý: ở độ tuổi này, có khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu trẻ bị chậm nói. Và rất nhiều trẻ trong số này đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.
Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói
Trẻ không thể nói được câu đơn giản mà có khoảng 2-4 từ.
Không thể gọi tên một vài bộ phận khác trên cơ thể.
Không nhớ được những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần
Không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản cho người khác.
Không ai trong gia đình có thể hiểu ý của bé.
Trẻ chậm nói khi đã được 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi nhưng không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ, ba).
Không thể ghép các từ thành một câu ngắn gọn. Ví dụ như: “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”
Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn. Ví dụ như “Lấy giày của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”
Lời nói của trẻ phát ra rất không thực sự rõ ràng. Nó khiến người trong nhà và người ngoài đều không hiểu.
Thường xuyên lắp bắp và rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ. Và khi nói vẻ mặt trẻ nhăn nhó.
Trẻ không đặt các câu hỏi.
Đặc biệt, bé rất khó tách khỏi bố mẹ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói
Tình trạng bé chậm nói có thể bắt kịp các bạn bè đồng trang lứa. Khi ba mẹ có các cách dạy nói cho con hiệu quả. Sau đây là các phương pháp giúp bé khắc phục các tình trạng chậm nói một cách hiệu quả:
Xác định nguyên nhân trẻ bị chậm nói
Phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân. Khi biết được các nguyên nhân rõ ràng. Thì ba mẹ có thể dễ dàng giúp bé xử lý tình trạng hiệu quả hơn.
Dành thời gian cho bé mỗi ngày
Quan tâm và trò chuyện với bé là biện pháp tốt nhất để khuyến khích bé nói chuyện. Ba mẹ nên đọc sách, kể chuyện và dạy bé phát âm các từ ngữ đơn giản. Và đi kèm cùng hành động giúp bé tiếp thu hiệu quả hơn. Dù có bận rộn, ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để giao tiếp với bé.
Tập cho bé tự nói lên nhu cầu của mình
Để khuyến khích bé nói nhiều hơn nữa. Ba mẹ hãy để bé nói ra những nhu cầu của mình bằng lời nói. Hoặc bằng cử chỉ hành động rõ ràng. Thay vì chỉ ư ư là ba mẹ đã đáp ứng mọi điều cho bé cho bé. Như vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ bị chậm nói.
Tạo môi trường cho bé nói chuyện
Dẵn bé đến khu các khu vui chơi để được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi. Tạo ra không gian môi trường nhộn nhịp để kích thích khả năng giao tiếp của bé hơn. Cho bé cơ hội được nói nhiều hơn và mạnh dạn hơn nữa
Không bắt chước âm thanh của bé
Bé chậm nói sẽ rất khó để nói phát âm tròn từ. Các từ của bé sẽ bị líu và tạo nên các âm thanh không được chuẩn. Ba mẹ chú ý không bắt chước theo bé trong quá trình nói để giúp con cải thiện.
Hạn chế để bé một mình
Tránh để bé một mình với tivi hay điện thoại. Hoặc các thiết bị điện tử quá lâu nhiều lần trong ngày
Trẻ bị chậm nói là trường hợp khá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Ba mẹ không cần quá lo lắng hay cảm thấy căng thẳng mà ép bé phải nói. Tạo cho bé sự thoải mái và môi trường thích hợp. Để giúp bé có thể phát huy khả năng nói một cách tự nhiên. Khi nhận thấy bé chậm nói thì ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Để bác sĩ tư vấn và xác định nguyên nhân để được điều trị hiệu quả nhất.