Mối quan tâm về đa ối có ảnh hưởng gì đến thai kỳ

0
360
moi-quan-tam-ve-da-oi-co-anh-huong-gi-den-thai-ky-2
Ảnh: eva.vn

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nước ối trong bụng mẹ quá nhiều hay còn gọi là đa ối thai kỳ sẽ tiềm ẩn những nguy cơ trẻ bị suy thận. Mẹ bầu cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Đa ối có từ đâu?

Có khoảng 2/3 trường hợp đa ối không tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân gây đa ối ở mẹ có thể do:

Mẹ mắc bệnh tiểu đường:

10% thai phụ mắc chứng đái tháo đường sẽ mắc phải tình trang đa ối. Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu của không được kiểm soát tốt, bé có thể sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Giảm lượng đường trong máu sẽ giảm được lượng nước ối.

Mẹ bầu mắc chứng loạn tăng trương lực cơ:

Trường hợp này khá hiếm gặp trong thai kỳ.

Mang song thai hoặc đa thai:

Do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).

Khác thường ở bào thai:

Bé ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này gặp khi dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị,…

Các yếu tố khác có thể gặp:

Thiếu máu ở bào thai, nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé,… Các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi cũng tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Thai nhi bị bất thường hệ thống thần kinh trung ương :

Có thể kể đến như vô sọ, khuyết tật ống nơ ron thần kinh hay bị khuyết tật cấu trúc hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đa ối thai kỳ.

Dấu hiệu bị đa ối

moi-quan-tam-ve-da-oi-co-anh-huong-gi-den-thai-ky-1
Ảnh: vn.theasianparent.com

Đa ối cấp

Thường xảy ra vào tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ, gây chuyển dạ sớm. Nhiều trường hợp phải đình chỉ thai do các triệu chứng quá trầm trọng. Khi có những biểu hiện này mẹ bầu cần đi khám ngay:

  • Tử cung căng cứng, ấn vào có cảm giác đau
  • Bụng to nhanh một cách bất thường và căng cứng hơn
  • Không sờ được các bộ phận của thai nhi
  • Mẹ bầu cảm thấy khó thở, nặng hơn là suy hô hấp
  • Âm đạo căng phồng, cổ tử cung hé mở và đầu gối căng
  • Mẹ bầu bị phù và giãn tĩnh mạch, nhất là ở chi dưới

Đa ối mãn tính

Đa ối mãn tính chiếm 95% các trường hợp bị đa ối thai kỳ và có tình trạng tiến triển chậm, khó phát hiện và cũng dễ thích nghi với các triệu chứng. Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay khi:

  • Thấy tử cung to hơn nhiều so với tuổi thai
  • Sờ khó thấy các cực của thai nhi
  • Bụng có dấu hiệu sóng vỗ
  • Đoạn dưới âm đạo căng phồng

Mẹ bầu cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án xử trí kịp thời, hiệu quả.

Đa ối có nguy hiểm không?

moi-quan-tam-ve-da-oi-co-anh-huong-gi-den-thai-ky-2
Ảnh: eva.vn

Tùy thuộc vào tính chất mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Đa ối xuất hiện càng sớm, lượng nước ối càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao:

  • Bong rau thai
  • Nước ối quá nhiều có nguy cơ mẹ bị vỡ màng ối sớm
  • Sa dây rốn
  • Ngôi thai không thuận, dễ sinh ngôi mông
  • Sự phát triển của thai nhi bị hạn, dễ gặp các vấn đề về phát triển khung xương
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn những sản phụ có lượng ối vừa đủ
  • Dễ sinh non dẫn đến các chức năng, bộ phận của bé chưa được hoàn thiện
  • Thai chết lưu, đình chỉ thai nghén khi bị đa ối cấp nặng ở tuần 20 – 24

Cần làm gì khi bị đa ối?

Trường hợp đa ối nhẹ thì không có gì đáng lo ngại. Bác sĩ sẽ dặn bạn thăm khám thường xuyên và cho bạn uống một số thuốc lợi tiểu.  Có thể điều trị bằng kháng sinh an toàn cho thai nhi.

Tình trạng đa ối thai kỳ nặng, có dấu hiệu báo vấn đề liên quan đến thai nhi cần phải theo dõi. Bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lượng nước ối của bạn. Ối tăng quá nhanh có thể phải phẫu thuật, chọc ối để rút bớt nước ối.

Mẹ bầu phải thường xuyên thăm khám để theo dõi. Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực nhiều, bụng to lên nhanh và rõ rệt, đau tức đột ngột,…mẹ bầu có thể phải nằm viện và can thiệp ngay khi cần thiết.

Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý

moi-quan-tam-ve-da-oi-co-anh-huong-gi-den-thai-ky-3
Ảnh: hoanmysaigon.com

Nên đi khám thai định kỳ

Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn khi có các dấu hiệu bất thường: Khó chịu, khó thở hoặc bụng lớn đột ngột, da bị kéo căng và sáng bóng, sưng ở chi dưới, đôi khi có các cơn co thắt tử cung. Xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, táo bón,… hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Không nên quá lo lắng

Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn cho bản thân. Có thể cân nhắc việc bắt đầu nghỉ thai sản sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện

Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng đa ối thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì để tránh hại sức khoẻ

Lưu ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm để được điều trị giữ thai kịp thời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây