Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì để tránh hại sức khoẻ

0
334
tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-an-gi-de-tranh-hai-suc-khoe-6
Ảnh: sinhconkhoe.vn

Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện vào tuần 24 – 18 của tam cá nguyệt thứ hai và gây nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Có thể kể đến như: tiền sản giật, thai lưu hoặc sảy thai,… Việc phát hiện bệnh sớm kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn biến chứng tiểu đường thai kỳ. Vậy mẹ đã biết tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe hay chưa?

Tránh ăn nhiều tinh bột

tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-an-gi-de-tranh-hai-suc-khoe-1
Ảnh: swequity.vn

Thực phẩm giàu tinh bột như: bánh mì, khoai tây, mì ống và cả gạo trắng có chứa hàm lượng lớn carbohydrate. Khi ăn, tinh bột sẽ nhanh chóng được cơ thể trao đổi thành đường hấp thu vào máu khiến đường trong máu tăng vọt. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cung cấp năng lượng chính để duy trì hoạt động cho cơ thể. Mẹ bầu không phải loại bỏ hẳn những thức ăn này mà cần có biện pháp cắt giảm phù hợp. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.

Không uống cái loại nước có gas

Các loại thức uống có gas chứa hàm lượng carbohydrate cao. Sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng và rối loạn đường huyết. Thành phần đường fructose có trong các loại thức uống này sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng mức cholesterol có hại ở mẹ bầu.

Thực phẩm giàu chất béo bão hoà

tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-an-gi-de-tranh-hai-suc-khoe-2
Ảnh: inoxkienan.vn

Chất béo bão hoà thường có nhiều trong các loại thực phẩm chiên, xào, bơ thực vật hoặc các sản phẩm như bánh quy, các loại sốt dùng để trộn salad…Các thực phẩm này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng insulin và làm tăng nồng độ cholesterol xấu đẩy mẹ bầu đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi chế biến thực phẩm nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.

Tránh xa các loại đồ ăn nhanh

tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-an-gi-de-tranh-hai-suc-khoe-3
Ảnh: procarevn.vn

Cần tránh xa những món ăn nhanh như pizza, hamburger, khoai tây chiên… Những thực phẩm này khá giàu carb nhưng lại nghèo dưỡng chất, thậm chí thiếu hẳn chất xơ. Một số món ăn được tẩm ướp bằng các chất phụ gia hoặc phẩm màu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Không nên lạm dụng nước dừa, nước mía

Có rất nhiều mẹ bầu sau khi đi siêu âm được chẩn đoán nước ối đục liền về nhà mua rất nhiều nước dừa, nước mía uống vô tội vạ với ý định sẽ làm trong ối mà không biết điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Ối đục là do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc uống nước dừa, nước mía gần như không có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng ối. Có mẹ bầu phải nhập viện cấp cứu vì lạm dụng quá nhiều nước dừa bị lạnh bụng, đi ngoài nhiều.

Tránh thực phẩm chứa nhiều đường

Lượng đường trong máu tăng lên khi mẹ bầu ăn thực phẩm có đường. Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh luyện và chế biến. Một số thực phẩm nên tránh là: bánh quy, bánh pudding, kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây có thêm đường,…

Đồ uống có cồn

tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-an-gi-de-tranh-hai-suc-khoe-4
Ảnh: beyeume.vn

Rượu, bia thường chứa carbohydrate ẩn nên sẽ khiến mức đường máu tăng nhanh. Thành phần ethanol trong rượu có thể gây tương tác thuốc, làm ảnh hưởng đến kết quả chữa trong tình huống mẹ phải dùng thuốc. Nếu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ, mẹ càng không được động đến dù chỉ một giọt.

Da và nội tạng động vật:

Những loại thực phẩm này cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa. Gây khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:

tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-an-gi-de-tranh-hai-suc-khoe-5
Ảnh: vn.theasianparent.com

Ăn sáng đầy đủ, nên chọn bữa ăn sáng có GI thấp như: cháo, bánh mì nguyên cám, bánh mì đen kèm trứng và sữa tươi không đường

Kích thước khẩu phần sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến mức đường huyết. Ăn ít và chia nhỏ bữa ăn, ăn 5-6 bữa một ngày

Khẩu phần ăn vẫn bao gồm carbohydrate nhưng tìm kiếm các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và không có quá nhiều đường.

Ăn nhiều rau, củ không tinh bột, không đường mỗi ngày để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Cắt giảm muối vì muối có thể làm huyết áp cao, tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Chỉ uống nhiều nước và các đồ uống không đường.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho bạn và thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Kết hợp với một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp giảm những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu

Nếu lượng đường huyết vẫn ở nồng độ cao kể cả khi đã kiểm soát đường nghiêm ngặt bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Mẹ bầu có thể cần dùng đến một số thuốc để khắc phục. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tư vấn loại thuốc phù hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây