Thực đơn dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

0
521
Ảnh: tuticare.com

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong số bệnh lý chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai. Để tìm hiểu thêm các bệnh lý này mẹ bầu có thể tham khảo: Hiện tượng các bệnh lý trong lúc bầu thường có là gì?

Hầu hết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đều có thể kiểm soát đường huyết của mình. Bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu đường huyết vẫn ở mức cao, bạn có thể phải dùng insulin theo chỉ định của bác sĩ. Bài viết này sẽ giúp bạn thiết lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Vì sao cần chú ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ảnh: kienthuctieuduong.vn

Giúp giữ mức đường huyết ổn định

Đường huyết quá cao hay quá thấp đều gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Kiểm soát tốt lượng đường huyết sẽ giúp sức khỏe ổn định, tốt cho quá trình vượt cạn

Bảo vệ tim mạch

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường ít đường bột, giàu chất xơ …giúp kiểm soát cân nặng và huyết áp tốt. Hệ tim mạch của mẹ sẽ được bảo vệ khỏe mạnh và ổn định. Nên thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường có thể giúp mẹ đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Duy trì cân nặng hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý, với lượng thức ăn vừa phải và đầy đủ dinh dưỡng. Sẽ giúp mẹ bầu tránh được cảm giác hay đói, thèm ăn vặt. Nhờ vậy duy trì được cân nặng hợp lý.

Ngăn chặn biến chứng

Tiểu đường thai kỳ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: co giật, sảy thai, thai chết lưu

Tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Ảnh: duoclieungocchau.vn

Bữa sáng lành mạnh

Bữa sáng rất quan trọng không chỉ với mẹ bầu mà với tất cả mọi người. Bữa sáng nên có thành phần là tinh bột và đạm nhưng ít hơn bữa trưa và tối. Mẹ bầu bị tiểu đường bữa sáng nên chọn: cháo và ngũ cốc nguyên cám, bánh mì,.. Ăn kèm với một số thực phẩm giàu protein

Ăn nhiều bữa trong 1 ngày

Mẹ bầu nên chia nhỏ thành 5-6 bữa một ngày. Chế độ ăn này sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định suốt cả ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ phù hợp với thực đơn cho bà bầu tiểu đường. Chúng không làm tăng lượng đường trong máu khi ăn xong.

Ăn rau củ quả

Nên đảm bảo thực đơn có cả quả và rau. Ăn hoa quả có hàm lượng đường thấp như: dưa chuột, việt quất, ổi, bơ, bưởi, quả mâm xôi, dâu tây, táo, lê….Nên ăn quả vào các bữa sáng và ăn rau trong các bữa ăn chính.

Không bỏ bữa

Bỏ bữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Cơ thể không tiếp thu đường để chuyển hóa thành năng lượng. Nếu dùng lượng đường có sẵn sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết và mệt mỏi.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường

Những thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo, kem, chè, trái cây quá ngọt, bánh ngọt,… không tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường. Mẹ bầu cần pha nước ép trái cây loãng để uống. Hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga và có chất kích thích

Giảm những thực phẩm có chất béo bão hòa

Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nhiều chất béo. Chỉ nên sử dụng những loại chất béo nguồn gốc từ thực vật như dầu olive, dầu hướng dương hay các loại hạt

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ảnh: leep.app

Bữa sáng

Bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp: một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad; một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc, một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm…

Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng rất tốt cho mẹ và em bé. Sữa là nguồn cung cấp chất đạm, canxi và vitamin, khoáng chất dồi dào. Nên sử dụng sữa ít béo, không đường và giàu canxi, sữa đậu nành không đường, sữa chua không đường, phô mai,…

Bữa trưa và tối

Ảnh: genvita.vn

Thực đơn của các bữa ăn chính này vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Một số gợi ý cho bữa trưa và tối: sandwich gà kèm salad rau quả, cơm trắng với canh rau và thịt luộc, cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Thêm một ly sữa không đường, sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung thêm canxi.

Mẹ bầu cần lập ra kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Để không sợ ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống

Các bữa phụ

Ảnh: icnm.vn

Bữa ăn phụ giúp mẹ bầu có đủ năng lượng hoạt động trong ngày. Bữa ăn phụ đơn giản: bánh mì phết bơ đậu phộng, yaourt trái cây, salad cá hồi…

Các mẹ bầu cũng đừng quên việc tăng cường vận động nhẹ nhàng song hành với chế độ ăn uống hợp lý để giữ gìn sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu nhớ khám thai định kỳ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây