So với người lớn thì trẻ em là đối tượng khá dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm và nhiều bệnh khác. Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế trẻ rất dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Vì thế cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ có thể khỏe mạnh hơn. Và còn có khả năng chống lại bệnh tật. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng mẹ khám phá những 5 cách tăng đề kháng cho bé đơn giản sau đây.
Vì sao cần tăng đề kháng cho trẻ em?
Cách tăng sức đề kháng cho bé giúp khoẻ mạnh và phát triển đều đặn. Và có thể giảm tình trạng ốm vặt. Bởi vì trẻ là đối tượng có sức đề kháng còn non kém nên dễ bị mắc phải virus và vi khuẩn khác. Nếu không được tăng cường sức đề kháng và xử lý hiệu quả việc này. Thì trẻ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Sức đề kháng của trẻ là khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Có hai loại sức đề kháng đó là tự nhiên và sức đề kháng từ việc tổng hợp. Trong đó, sức đề kháng được tổng hợp từ chế độ dinh dưỡng hợp lý và tiêm phòng vắcxin. Cũng như tập thể dục đều đặn.
Chính vì vậy, cha mẹ cần áp dụng nhiều các tăng đề kháng cho trẻ ngay trong từng bữa ăn hằng ngày nhé. Nên duy trì chế độ ăn uống hàng ngày giàu protein, vitamin, nhiều rau củ quả. Ngoài ra, cần bổ sung các lợi khuẩn và tiêm chủng đầy đủ. Mẹ nên thực hiện ăn chín uống sôi… để tăng miễn dịch là rất cần thiết.
Những cách tăng cường sức đề kháng cho bé mà mẹ cần biết
Cho con bú sữa mẹ kéo dài đến 2 tuổi
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong suốt những năm đầu đời. Và đây cũng chính là nguồn kháng thể rất lớn và cần thiết nhất. Nó giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và là cách tăng đề kháng cho bé.
Có không ít nghiên cứu cho thấy sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa công thức. Đặc biệt là về lượng kháng thể có trong đó. Theo đó, với những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn những bé không có. Và chúng ít có nguy cơ bị dị ứng, nhiễm trùng đường tiêu hóa, thừa cân béo phì,…
Cho trẻ bú mẹ ngay khi vừa sinh là cần thiết. Nhưng hầu hết chị em đều chưa có sữa về khi vừa mới sinh. Trẻ sẽ quấy khóc khi vừa sinh chưa hẳn là dấu hiệu của cơn đói mà có thể vì trong phổi của thai nhi đầy dịch thể. Và khóc là một cách để thúc đẩy dịch thể được hấp thu. Nếu sau khi sinh cân nặng của trẻ giảm không quá 7% so với cân nặng sau khi sinh ra. Thì mẹ có thể yên tâm tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Và đừng nên sốt ruột thay thế sữa công thức chỉ để con tăng cân.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bởi vì khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh về mọi mặt. Theo đó thì các mẹ cần bổ sung cho bé những chất như: Vitamin, khoáng chất… . Nhằm góp phần xây dựng ở hệ miễn dịch cho bé vững chắc hơn. Hơn nữa, nếu như trẻ bị ốm, bị bệnh thì sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi hơn.
- Mẹ nên bổ sung cho bé những thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Bởi vì hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch tấn công lại vi khuẩn, virus.
- Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và kẽm cũng góp phần lớn trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hơn thế nữa hơn vì nó giúp tăng lượng bạch cầu cho cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Đồng thời, mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có nhiều chất béo, đường… . Bởi vì sẽ làm tăng mức độ viêm và làm giảm khả năng miễn dịch của bé.
Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu trên người lớn cho thấy thiếu ngủ có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Vì nó làm giảm các tế bào tiêu diệt tự nhiên đi.
Giữ môi trường sạch sẽ tăng sức đề kháng cho bé
Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ. Nó giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh và ngăn ngừa sự suy giảm của hệ miễn dịch.
- Hãy dọn dẹp và lau chùi nhà cửa thông thoáng và sạch sẽ hơn. Và mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió trong lành và nắng ấm cho bé.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ bé bị nhiễm bệnh. Bởi vì khói thuốc lá sẽ gây hại đến sức đề kháng cho bé.
- Ngoài ra, các bạn nên dạy cho bé tập thói quen vệ sinh thân thể hằng ngày. Bé nên tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.
Ưu tiên ăn rau củ quả
Vitamin C là một thành phần quan trọng nhằm tăng cường sức đề kháng. Nhờ vào khả năng hỗ trợ sản xuất một loại protein tên là interferon. Nó có vai trò giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và kích thích sự hình thành kháng thể. Nó có thể tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch. Và giúp cơ thể sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại các virus gây bệnh.
Tiêm vắc xin đầy đủ tăng sức đề kháng cho bé
Tiêm chủng là biện pháp khoa học và rất hữu hiệu để giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Mục đích của việc tiêm phòng là thuốc đưa vào cơ thể trẻ sẽ để tạo ra các tế bào ghi nhớ. Nó giúp phát hiện ra và tiêu diệt nhanh chóng các mầm bệnh trong tương lai như: sởi, viêm gan, viêm quai bị, thủy đậu, não Nhật Bản…
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và chọn cơ sở tiêm an toàn và uy tín. Nhằm giúp quá trình tiêm cho bé được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho bé bằng những phương pháp tự nhiên. Thì bố mẹ nên tham khảo những cách tăng đề kháng cho bé khác. Ví dụ như cho bé sử dụng những loại siro tăng sức đề kháng cho bé theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.
Một hệ miễn dịch được chú trọng xây dựng từ ban đầu sẽ là nền tảng tốt nhất cho sức khỏe của con chặng đường dài. Mang đến điều tốt nhất cho con, mẹ hãy luôn mang đến nguồn dưỡng chất tốt nhất cho một sức đề kháng thật tốt nhé.