Điểm danh các bệnh nên phòng tránh cho trẻ nhỏ thường gặp

0
318
nhung benh thuong gap o tre
Ảnh: poh.vn

Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, không một đứa trẻ nào không ốm đôi lần. Khi trẻ ốm, bố mẹ thường rất lo lắng. Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn nên rất dễ mắc bệnh. Vậy những căn bệnh nào trẻ thường gặp phải? Hãy cùng theo dõi bệnh nên phòng tránh ở trẻ trong bài viết sau đây nhé.

nhung benh thuong gap o tre
Ảnh: poh.vn

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh do virus Adenovirus hoặc khi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàphế cầu gây nhiễm trùng ở mắt. Vì vậy khi giao mùa hoặc thời tiết đột ngột thay đổi trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với những người bị bệnh. Virus, vi khuẩn đau mắt đỏ sinh sôi trong môi trường có độ ẩm không khí cao, khi thời tiết chuyển từ nắng sang mưa.

Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau mắt đỏ là hiện tượng bị đỏ mắt, mí mắt sưng nề, mọng, mắt nhiều dử.

Viêm tai

Trẻ nhỏ thường dễ bị viêm tai vì thính giác của trẻ rất non nớt, vòi nhĩ ngắn làm virus, vi khuẩn dễ xâm nhập… Có rất nhiều dạng viêm tai như viêm ống tai, viêm tai ngoài hay viêm tai giữa.  Các triệu chứng của trẻ bao gồm sốt, quấy khóc, buồn nôn, đau trong tai hoặc khi kéo tai. ….  Nhiều bệnh viêm tai là do virus, tuy nhiên hiện nay đã có vaccin tiêm chủng cho trẻ em giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai bởi một số vi khuẩn gây nên.

Sốt ban đỏ

Có thể xuất hiện những chòm da đỏ, mẩn đi kèm với bệnh viêm họng. Các nốt ban đầu tiên sẽ nổi ở ngực và bụng rồi lan ra khắp người, kèm theo là lưỡi như hình quả dâu tây và sốt cao. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốt cùng bệnh thấp khớp và trong một số ít trường hợp, gây hại cho tim. Đó là lý do sốt ban đỏ là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ em. Ngày nay, bệnh dễ được chữa trị bằng kháng sinh.

Là một nhiễm trùng da khác, bệnh ghẻ thường do một loại nấm chứ không liên quan đến vi trùng. Nấm lây lan nhanh chóng từ trẻ này sang trẻ khác, vì thế nên tránh dùng chung lược hay bàn chải, khăn và quần áo. Ghẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Nó gây ra một vòng vảy, hơi đỏ trên da hay trông như một miếng vá tròn của chòm da đầu bị rụng tóc.

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh nên phòng tránh ở trẻ để sốt đi kèm với các mụn nước trong miệng, lòng bàn tay, mông, bàn chân. Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, ngủ hay giật mình thì nên đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào mùa hè và đầu thu. Hầu hết trường hợp không nghiêm trọng và kéo dài 7-10 ngày là tự khỏi.

nhung-benh-thuong-gap-o-tre
Ảnh: hoanmycuulong.vn

Bệnh viêm thanh, khí phế quản ở trẻ em

Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ, nó gây ra tình trạng phù nề các thanh, khí quản cản trở đường dẫn khí gây khó thở. Bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường là ho, sốt, thở rít, nhiều bé còn khó thở. Bệnh này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng nhưng có thể điều trị trong khoảng 1 tuần.

Bệnh sởi

Nếu con bạn đã được tiêm vắcxin bạn không phải lo lắng về bệnh này. Gần đây sởi xuất hiện trở lại ở một số quốc gia, mà nguyên nhân là do trẻ không được tiêm phòng. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC ) đã cảnh cáo về xuất hiện dịch sởi ở trẻ chưa được tiêm phòng. Các triệu chứng ban đầu thường là  sốt, chảy nước mũi, ho sau đó phát ban toàn. Hầu hết trẻ em thường khỏi bệnh sau 2 tuần, nhưng một số bị biến chứng vào phổi và một số cơ quan khác.

Viêm họng

Đây là bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, thường là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có triệu chứng nuốt đau, đau họng, sưng họng, sốt…. Tuy nhiên triệu chứng đau họng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh để điều trị hiệu quả.

nhung benh thuong gap o tre 2
Ảnh: icnm.vn

 Dị ứng theo mùa

Đây không phải là một bệnh nhiễm trùng, con người thường phản ứng với những hạt cực nhỏ như phấn hoa, bụi… . nhất là khi bắt đầu vào mùa xuân hoặc mùa thu. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi …. Trẻ em có thể liên tục chà xát mũi của chúng vào bằng lòng bàn tay. Mặc dù không có cách chữa cho dị ứng theo mùa. Nhưng bác sĩ có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng đó để dễ chịu hơn. Cha mẹ cần có các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ hợp lý.

Nếu có bất kì những dấu hiệu bệnh nào cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chữa trị. Không nên sử dụng các cách truyền miệng không có cơ sở khoa học gây ra những hậu quả không tốt. Cha mẹ cần học ghi nhớ những kiến thức bệnh nên phòng tránh ở trẻ để có những cách giải quyết tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây