Dấu hiệu bé bị nghẹt mũi, khó thở báo hiệu điều gì mẹ có biết không?

0
321
be-bi-nghet-mui-me-nen-lam-gi4
Ảnh: kataco.vn

Em bé bị nghẹt mũi, thở khò khè là một triệu chứng mà hầu hết các bé sơ sinh đều gặp phải và tái phát nhiều lần. Triệu chứng này của các bé luôn khiến cho các mẹ lo lắng, bất an. Bố mẹ nên biết cách, mẹ trị ngạt mũi cho trẻ sớm để mũi con thông thoáng, dễ thở, khỏe mạnh. Những thông tin sau đây là những thông tin cần thiết để bố mẹ có thể tham khảo.

be-bi-nghet-mui-me-nen-lam-gi
Ảnh: fysoline.vn

Em bé nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè là gì?

Thở khò khè, bé bị nghẹt mũi là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu này bằng cách áp tai gần miệng hoặc mũi của bé. Nhất là khi bé ngủ, mẹ sẽ thấy tiếng thở của bé có sự khác lạ so với mọi ngày. Thường sẽ không đều và giống tiếng ngáy nhẹ.

Tiếng thở khò khè thường xuất hiện nhiều nhất khi bé ở trong độ tuổi từ 2 – 3 tuổi. Vì ở độ tuổi này, khi có sự tác động của vi khuẩn, phế quản có thể bị co thắt, sưng, phù nề.

Tại sao em bé thở khò khè?

Các mẹ nên biết rằng, thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều chứng bệnh. Có bệnh nguy hiểm, có bệnh không nguy hiểm. Do đó, trước khi tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiếng thở khò khè ở trẻ là gì nhé.

Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn. Bên cạnh đó, những em bé bị dị ứng hay có các biểu hiện trào ngược dạ dày. Thì cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở nên cũng tạo ra những tiếng khò khè khi ngủ.

Một số bệnh còn tiết dịch gây ứ đọng và tắc nghẽn trong cuống phổi hoặc phế quản gây viêm nhiễm (khoảng 30 – 40% số em bé còn bú mẹ sẽ có triệu chứng này).

Nếu trẻ còn nhỏ, trẻ sơ sinh thở khò khè, nghẹt mũi còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản. Trong trường hợp bé bị viêm thanh phế quản cấp tính. Thì ngoài việc thở khò khè, bé còn có các dấu hiệu khác như ho nhiều, khàn tiếng.

Lý do em bé thở khò khè?

Ngoài ra, khi bé bị viêm amidan cấp tính sẽ bị ho kèm theo đờm dính và có thể có dấu hiệu sưng phù ở vùng cằm, họng. Những bệnh viêm, virus thông thường như cảm cúm, sốt cũng có thể khiến cho trẻ khó thở. Dấu hiệu ban đầu có thể chỉ là ho, nhưng khi bé bị ho nhiều, có đờm dịch thì bé cũng rất dễ thở khò khè.

Những em bé bị bệnh tim bẩm sinh hay những dị vật bất thường ở đường thở nói riêng. Và hệ hô hấp nói chung hoặc những trẻ bị xơ sợi bẩm sinh. Dị tật hộp sọ hoặc u phổi cũng có các triệu chứng ban đầu dễ phát hiện như thở khò khè, bú kém… Như những bệnh khác nên các mẹ cũng cần chú ý thăm khám định kỳ cho con nhé.

Không những thế, những tác động khác gây ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng có thể dẫn đến triệu chứng em bé thở khò khè. Chẳng hạn như mẹ cho bé nằm gối quá cao, mặc áo quá dày, quá chật hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé. Thậm chó cả việc cho bé nằm sấp khi ngủ cũng có thể khiến cho hệ hô hấp của bé đã yếu còn hoạt động yếu hơn. Từ đó sẽ tạo nên những tiếng thở khò khè.

be-bi-nghet-mui-me-nen-lam-gi4
Ảnh: kataco.vn

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thở khò khè. Hen suyễn là bệnh là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Có yếu tố gia đình, hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa… hoặc bệnh nhân có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng phù nề làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

Viêm phổi

Bé bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép….

Các cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

1. Làm sạch mũi bé

Trước khi áp dụng các phương pháp trị ngạt mũi cho bé sơ sinh, mẹ nên làm sạch mũi bé, loại bỏ chất nhầy cứng lại xung quanh mũi con.

Mẹ dùng một miếng bông sạch, nhúng qua nước ấm sau đó nhẹ nhàng chấm, lau làm sạch chất nhầy.

2. Nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%

Đây được coi là phương pháp trị ngạt mũi tốt nhất, hiệu quả nhất ở trẻ sơ sinh. Nước muối sinh là là loại nước giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi, làm mềm vải cứng, giúp bé dễ thở hơn.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi với các dấu hiệu có dịch nhầy, thở khò khè, khó thở… sẽ giảm dần khi sử dụng phương pháp này, tuy nhiên mẹ không nên nhỏ nước mũi sinh lý cho bé quá 3 ngày.

3. Hút mũi lấy dịch đờm

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm, dịch nhầy đặc, thở khò khè mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt chất nhầy, làm sạch khoang mũi của trẻ.

Trước khi hút mũi, mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy, hút sạch được dịch, đờm trong mũi bé.

Nâng cao đầu khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, khó thở mẹ nên nâng cao đầu cho bé khi con ngủ. Mẹo này giúp con dễ thở, dễ ngủ hơn, giảm nghẹt mũi.

Vỗ lưng trẻ

Vỗ nhẹ lưng trẻ có tác dụng giúp bé bớt tức ngực, giảm chất lỏng. Dịch nhầy trong ngực bé, đẩy chất nhầy ra ngoài khoang mũi.

Chườm khăn ấm lên tai

Trước khi bé ngủ, mẹ lấy khăn mềm đã ngâm nước nước ấm vắt khô sau đó đặt ở 2 bên tai bé khoảng 10 phút.

Nước ấm sẽ có tác động giảm nghẹt mũi, những dây thần kinh nhỏ sẽ tác điều tiết máu ở mũi. Khi chườm khăn ấm gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và làm thông thoáng mũi.

be-bi-nghet-mui-me-nen-lam-gi-4
Ảnh: vinamilk.com.vn

Tạo độ ẩm không khí trong phòng

Không khí khô, sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài, bé khó ngủ hơn. Mẹ nên đặt máy làm ẩm không khí trong phòng,  giảm nghẹt mũi, bé dễ thở, dễ ngủ hơn.

Thoa dầu vào lòng bàn tay, bàn chân

Khi bé có hiện tượng ngạt mũi, sổ mũi mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp xoa nóng vào lòng bàn tay, bàn chân bé, massage nhẹ nhàng sau đó sau đó đi tất lại cho con.

Xoa dầu vào lòng bàn chân, bàn tay có tác dụng giữ ấm cơ thể bé, giảm tình trạng chảy nước mũi, dịch nhầy trong mũi.

Để trẻ nghỉ ngơi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng dễ gặp nhưng dễ điều trị. Nếu bé bị ngạt mũi nhẹ mẹ nên để bé nghỉ ngơi thoải mái nhất. mẹ đảm bảo con được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, thoáng khí, dễ chịu nhất.

Để trẻ nghỉ ngơi cũng là một trong những cách chữa trị ngạt mũi đơn giản, hiệu quả cao.

Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Thuốc lá, khói bụi sẽ càng làm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Do đó bố mẹ cần đảm bảo trẻ được vui chơi, nghỉ ngơi trong môi trường “sạch”, thoáng khí, dễ chịu nhất.

Nếu bé bị nghẹt mũi lâu ngày, nhiều đờm, nhiều dịch nhầy, khó thở, bỏ bú… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây