Mùa hè luôn là thời điểm vui chơi hấp dẫn nhất cho các bé sau những tháng học tập căng thẳng. Khi bé còn nhỏ, bạn luôn chăm chút kỹ lưỡng cho con từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện học tập, vui chơi. Khi trẻ lớn lên, bé dần rời xa vòng tay bạn. Do đó, cách tốt nhất mà bạn có thể làm để bảo vệ con chính là dạy trẻ kỹ năng sống ngay từ nhỏ.
Ảnh: eva.vn
Những kĩ năng mà cha mẹ nên cho trẻ học trong dịp hè này?
Nghỉ hè và việc trau dồi tiếng Anh
Vài dịp nghỉ hè, các bậc phụ huynh thường cho con học thêm để tránh tình trạng uể oải nhập học sau 3 tháng hè. Đặc biệt là tiếng Anh, vì lúc này bé sẽ có nhiều thời gian, khả năng tập trung của bé cũng cao hơn. Chính vì vậy đây là thời điểm để cho bé yêu nhà bạn học tiếng Anh.
Bạn có thể cho bé học tiếng Anh ở các trung tâm hoặc câu lạc bộ. Điều đó giúp bé vừa học vừa tham gia các hoạt động ngoại khóa. Kỹ năng giúp bé học tiếng Anh tốt hơn lại có địa điểm học hè vui vẻ và lý thú.
Nấu ăn là một kỹ năng sống thiết thực cho trẻ
Nấu ăn là một kỹ năng sống cho trẻ thiết thực nhất mà bạn nên dạy cho con. Ngay từ khi bé bước vào bậc tiểu học, bạn hãy bắt đầu dạy bé làm từng việc đơn giản trước. Đầu tiên, bạn có thể chỉ bé cách dùng lò vi sóng để hâm thức ăn, cách luộc trứng, rau. Tiếp đến là vo gạo nấu cơm, nhặt rau, rửa rau, chiên trứng, sơ chế thịt, cá…
Tại sao bạn để bé tập nấu ăn?
Lý do đơn giản là tuy bạn luôn quan tâm đến từng bữa ăn của con nhưng vẫn sẽ có lúc bận rộn, mệt mỏi. Hoặc không thể luôn có mặt ở nhà nấu ăn cho bé. Do đó, nếu được rèn luyện kỹ năng trên từ sớm, bé sẽ biết xoay xở khi không có mẹ ở nhà hoặc trẻ sẽ tự giác vào bếp phụ bạn nấu ăn.
Kỹ năng này rất hữu ích nếu sau này sống xa nhà, bé sẽ có khả năng làm chủ việc ăn uống.
Biết giặt quần áo là kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Giặt giũ là một kỹ năng mà mỗi trẻ nên học ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng này sẽ hữu ích khi trẻ lớn hơn và đi học xa nhà. Khi dạy con làm những việc giặt đồ cơ bản như giặt quần áo, giặt khăn, vớ, chà giày dép…
Bạn nên cẩn thận hướng dẫn và luôn động viên để trẻ không cảm thấy quá khó. Bạn hãy chỉ cho trẻ cách làm từng bước, cặn kẽ. Bạn cần hướng dẫn cho trẻ biết những đồ nào có thể giặt chung, đồ nào phải giặt riêng…
Bạn nên kèm cặp trẻ thực hiện nhiều lần để chắc chắn rằng con đã biết làm. Sau đó, hãy giao nhiệm vụ giặt giũ cho trẻ và để trẻ tự làm một mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên hướng dẫn con cách phơi quần áo, gấp hay ủi quần áo, cách sắp xếp quần áo vào tủ… Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích, chúng rèn cho trẻ thói quen sạch sẽ, ngăn nắp.
Học kỹ năng bơi lội
Bơi lội là một trong những kỹ năng sinh tồn gần như ai cũng phải học. Cách để thoát khỏi đuối nước, cách để rèn luyện thân thể khi bơi sẽ giúp bé phát triển thể chất một cách toàn diện. Biết bơi sẽ giúp bé tăng chiều cao, thân hình phát triển đều hơn còn các bậc bố mẹ thì yên tâm hơn khi bé cùng cả nhà đi du lịch biển.
Ảnh: baodautu.vn
Giúp trẻ tự tin
Tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại thành công và kết quả tốt nhất trong mọi việc. Tự tin không phải là tất cả nhưng nếu thiếu điều này, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khó đạt được những thành công trong trường học và cuộc sống.
Sự tự tin giúp trẻ thể hiện được mình trong các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ thú vị trong cuộc sống, trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng. Tự tin cũng giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời.
Dạy con kỹ năng giao tiếp
Ngay từ khi trẻ chào đời, dạy trẻ kỹ năng sống, mà kĩ năng giao tiếp một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ… Có thể khẳng đinh, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống.
Phụ huynh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp. Tạo môi trường phù hợp cho con, tạo điều kiện cho con hòa đồng với những người xung quanh, cho con cơ hội, khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè… là những việc không thể.
Ảnh: cet.edu.vn
Vượt qua khó khăn.
Có rất nhiều thứ trẻ có thể tự vượt qua được mà không cần người khác giúp đỡ. Nếu bạn tiến đến hỗ trợ ngay, trẻ sẽ có thói quen ỷ lại và khó tự lập sau này.
Nếu trẻ vấp ngã, hãy khuyến khích trẻ tự đứng lên. Nếu trẻ cãi nhau với bạn, đừng vội bênh vực con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân. Bạn dạy trẻ nói ra suy nghĩ, cảm xúc và hỏi bé các cách để làm lành với bạn. Rồi sau đó bạn mới gợi ý cho trẻ cách đúng đắn.
Dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân
Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu.
Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro.
Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ năng bảo vệ bản thân càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá trong trẻ.
Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và dạy trẻ kỹ năng sống đó là ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải. Những nguy hiểm ở trường học, gia đình và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Làm bố mẹ, kiêm luôn chức người thầy của con không hề dễ dàng chút nào. Bạn có thể không phải lúc nào cũng bên con. Nhưng lúc nào con cũng cần được sự chỉ dẫn của bố mẹ từ trước. Không bao giờ là quá sớm hay muộn để bạn trang bị cho con những điều trên. Hãy bắt tay ngay vào việc truyền thụ những kỹ năng sống cho trẻ, bạn nhé!