Những cảm xúc tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu có quan trọng không?

0
520
nhung-cam-xuc-tam-ly-me-bau-3-thang-dau-co-quan-trong-khong-3
Ảnh: carewithlove.vn

Tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu thường hay trộn lẫn giữa niềm vui và lo lắng. Mỗi tam cá nguyệt trong thai kỳ, tâm lý mẹ bầu trải qua trạng thái khác nhau theo từng giai đoạn trong thai kỳ. Đặc biệt là 3 tháng đầu với bất ổn rất cần chú ý. Mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt, tâm lý tích cực để tốt cho thai nhi.

Tâm lý mẹ bầu: tiêu cực và hạnh phúc

Lần đầu làm mẹ thường hay bỡ ngỡ, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn. Ba tháng đầu nhiều mẹ bầu do bị ốm nghén nên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh. Mẹ bầu nên chú yếu chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này để bảo vệ thai nhi.

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất. Do mẹ bầu chưa quen với những biến đổi của cơ thể. Trạng thái cảm xúc của mẹ bầu trong 3 tháng đầu dường như được phóng đại. Khi vui thì cũng vui quá mức, khi buồn bã, tuyệt vọng cũng cao. Có nhiều tình huống rất đơn giản nhưng trong thai kỳ sẽ làm mẹ rơi nước mắt, chán nản, nổi giận. Áp lực khi mang thai lần đầu làm mẹ bầu hoang mang. Nguy cơ sảy thai ở 3 tháng đầu tiên chiếm 20%.

Sự háo hức với vai trò mới

nhung-cam-xuc-tam-ly-me-bau-3-thang-dau-co-quan-trong-khong-2
Ảnh: greenfoodintl.com

Tâm lý mẹ bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ của chồng và người thân. Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ háo hức với bản năng làm mẹ. Mẹ bầu nên tập trung mọi quan tâm vào việc tìm hiểu thông tin về quá trình mang thai, chăm sóc thai nhi…

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu những cơn quẫy đạp nhẹ nhàng. Tâm lý mẹ bầu trong giai đoạn này đỡ áp lực hơn trước đó, khi có thể biết con khỏe mạnh và bắt đầu dấu hiệu sống.

Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

nhung-cam-xuc-tam-ly-me-bau-3-thang-dau-co-quan-trong-khong-1
Ảnh: poh.vn

Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến trí thông minh của bé

Nếu mẹ bầu bị suy sụp tinh thần thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi sẽ không thuận lợi. Thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.

Nguy cơ tăng động cao ở bé

Khi tâm lý mẹ bầu căng thẳng. Cơ thể mẹ sẽ liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine. Hai loại hormone này gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể truyền qua cho thai nhi thông qua nhau thai. Dẫn đến hệ thần kinh của trẻ không được ổn định và tăng nguy cơ mắc chứng tăng động

Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ

15% trẻ em gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ khi mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai. Biểu hiện là trẻ bị chậm nói.

Tâm trạng lý mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn góp phần hình thành tính cách của trẻ. Mẹ bầu thường xuyên cáu gắt cũng sinh con dễ nổi giận.

Cách giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát

Nhìn nhận khác đi

Mẹ bầu dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của cơ thể như: tăng cân, da sạm đi, xuất hiện những vết rạn,… Mẹ bầu hãy học cách yêu hoặc ngó lơ những điểm khác biệt đó.

Ăn đúng cách và tận hưởng

Mẹ bầu hãy tận hưởng những món ăn yêu thích. Miễn là nó có lợi cho sức khỏe và đủ dinh dưỡng. Điều này mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Cơ thể mẹ khỏe mạnh thì mới có đủ chất để nuôi thai nhi phát triển tốt.

Làm những việc mẹ yêu thích

Sống thoải mái với những sở thích riêng sẽ giúp mẹ bầu phấn chấn và tự tin hơn. Đừng ngần ngại làm những việc mẹ yêu thích nhé

Trò chuyện nhiều hơn

Chia sẻ cũng là một cách để giải tỏa những lo lắng và tích cực. Khi có những nỗi lo hay điều băn khoăn trong lòng. Mẹ bầu nên chia sẻ với chồng, bạn bè, người thân,… Bất cứ ai mà mẹ tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe mẹ.

Tâm lý thoải mái của mẹ bầu có tác dụng tích cực đến thai nhi trong bụng. Kích thích đại não hưng phấn, huyết áp, mạch đập, hít thở, dịch tiêu hóa ở trạng thái cân bằng. Điều này có lợi cho sức khỏe của mẹ, cải thiện lượng máu đến phôi thai, giúp thai nhi phát triển tốt.

Giữ cơ thể khỏe mạnh

nhung-cam-xuc-tam-ly-me-bau-3-thang-dau-co-quan-trong-khong-3
Ảnh: carewithlove.vn

Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục và nghỉ ngơi thật nhiều. Tránh làm việc nặng hoặc dọn dẹp quá sức. Vì mẹ bầu mệt mỏi hoặc không khỏe sẽ dễ dẫn đến tâm trạng lo lắng, buồn rầu.

Tìm hiểu nhiều hơn

Mẹ bầu có thể tham dự những lớp tiền sản và sinh nở, đọc thêm sách báo về việc mang thai. Nên hạn chế tìm đọc những bất hạnh khi sinh con đăng tải trên website, báo chí. Đọc những câu chuyện nhẹ nhàng thư giãn, có nội dung tích cực. Lắng nghe chuyên gia, gặp gỡ những người sắp làm bố mẹ khác để giảm bớt căng thẳng.

Sự thay đổi trong hormone khi mang thai làm cho trạng thái tinh thần của người mẹ không ổn định. Đặc biệt là tâm lý mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Khi các cơ quan trong cơ thể trẻ đang hình thành, tinh thần người mẹ không tốt. Dễ gây nên phát triển bất thường của thai nhi. Mẹ bầu nên ý thức được việc này để chủ động chọn cuộc sống thoải mái cho bản thân. Cố gắng giữ tinh thần lạc quan vui vẻ để thai nhi phát triển tốt hơn. Mẹ tham khảo thêm bài viết: 10 kiểu tâm lý mẹ bầu khi mang đã trải qua hết chưa?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây