Mẹ nên rèn bé kỹ năng tự lập ở độ tuổi nào là tốt nhất

0
432
ren-be-ki-nang-tu-lap-3
Ảnh: poh.vn

Ba Mẹ nào cũng đều mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Dạy kỹ năng tự lập cho trẻ độ tuổi mầm non là rất cần thiết, bởi thực tế nhiều phụ huynh quá yêu con mà chiều chuộng, bao bọc con trẻ một cách thái quá, khiến cho con trẻ không thích nghi được với môi trường xung quanh, làm cho con trẻ hành động sai lệch với những chuẩn mực, con trẻ thường hành động theo thói quen dựa vào người khác. Vì thế, nhà trường và gia đình cần tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi phù hợp để rèn bé kỹ năng tự lập ngay từ bậc học mầm non.

ren-be-ki-nang-tu-lap-1
Ảnh: ikidsmontessori.edu.vn

Những kĩ năng mà mẹ nên cho bé học

Dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết

Hãy để con tự đưa ra những nguyên tắc hợp lí mà con muốn làm, dạy con tự lập sống dựa vào chính khả năng của mình từ khi còn nhỏ. Trẻ phải thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như:

– Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Trẻ nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, gấp quần áo, tự đánh răng, chải tóc, tự đi, tự ăn…

– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt.  Trẻ nên biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định…

– Kỹ năng giúp đỡ người khác: Bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ, trẻ có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây…

Tạo môi trường gần gũi, an toàn để trẻ phát huy tính tự lập của bản thân

Một trong những bí quyết dạy con kỹ năng sống tự lập chính là tạo môi trường gần gũi, an toàn giúp con phát huy tính tự lập của bản thân. Bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng có năng lực tự lập, chỉ cần ba mẹ khuyến khích và cho con cơ hội được thực hiện những điều con có thể. Và việc tạo môi trường gần gũi, an toàn cho trẻ chính là một trong những điều kiện giúp trẻ phát huy tính tự lập của mình.

Tại gia đình, dạy trẻ tự lập theo phương pháp Montessori sẽ bắt đầu từ việc xây dựng không gian ngăn nắp, trật tự. Ba mẹ hãy tận dụng các đồ dùng bằng gỗ tự nhiên, lành tính để hạn chế tối đa sự nguy hiểm cho trẻ khi va chạm.

Đặc biệt, cũng trong ngôi nhà của mình, ba mẹ có thể phân chia rõ ràng các khu vực không gian để trẻ biết đâu là góc chơi tự do, đâu là nhà bếp, đâu là phòng khách,…

mẹ-day-con-cach-tu-lap
Ảnh: sfmiss.edu.vn

Mọi sự quy định luôn đi cùng các nguyên tắc có kế hoạch và có tổ chức nhất. Và người lớn chính là người làm gương cho trẻ về vấn đề thực hiện nguyên tắc đó. Ví dụ bữa sáng sẽ ăn ở đâu, vào lúc nào, giày dép phải đặt ở đâu, quần áo phơi khô phải gấp gọn gàng hoặc treo lên như thế nào…, ba mẹ đều nên nói cho trẻ biết và hiểu. Qua đó, bản thân các bạn nhỏ sẽ ý thức được những công việc, hoạt động mà chúng có thể làm khi không có ba mẹ ở bên.

 Phân công công việc cho bé

Chúng ta phải dạy cho trẻ biết được mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm và phải dạy thường xuyên và được lặp đi lặp lại, để trẻ có nhận thức ngay từ nhỏ về trách nhiệm của bản thân với gia đình.

Do đó, hằng ngày chúng ta nên có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong gia đình trước mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trước con trẻ và có thể quan tâm hỏi trẻ nhiệm vụ của con là gì? Con sẽ làm như thế nào và nhớ không quên khen ngợi, động viên trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Ví dụ: Khi mẹ đi làm về đến nhà nhớ phải gọi con trẻ hỏi trước: Con trai của mẹ đâu? Hôm nay con đã làm được việc nhà gì rồi? Con trai của mẹ giỏi lắm. Giờ con cất cái túi cho mẹ rồi hãy giúp mẹ nhặt rau nấu cơm xem con trai của mẹ có giỏi không nào?

Hay mỗi khi ăn tối xong ạnh chị đi học bài còn con nhỏ phải hát, đọc thơ, kể chuyện cho ông bà, bó mẹ nghe. Có thể hỏi trẻ hôm nay con đi học cô dạy con gì con hãy hát(kể, đọc, nói,..) cho mọi người nghe nào?

Cha mẹ phải kiên nhẫn khi con mình cố gắng tự lập

Cha mẹ cần phải kiên nhẫn khi dạy con. Ngoài việc rất khuyến khích cho con trẻ tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện kỹ năng sống, thì cha mẹ cũng chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa, không nên vì sốt ruột mà làm hộ trẻ.

Cha mẹ cần đầu tư thời gian và thái độ cho con, lắng nghe lời nói và hành động của con cũng là phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

ren-be-ki-nang-tu-lap-2
Ảnh: steame.vn

Những giai đoạn cha mẹ nên để con tự lập

Tuổi trẻ mầm non là giai đoạn đầu đời của trẻ, vì vậy cha mẹ cần chú ý phương phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 – 6 tuổi, không nên quá bao bọc trẻ quá kỹ điều này sẽ giúp con bạn chậm thích nghi với các môi trường xung quanh, ngoài gia đình. Chúng ta phải yêu cầu để trẻ tự làm mọi việc vừa sức với trẻ nếu trẻ không làm được chúng ta hướng dẫn, khuyến khích, động viên để trẻ làm cho được, chúng ta không nên làm hộ cho trẻ.

Chúng ta rèn bé kỹ năng tự lập ở trường mầm non thì chúng ta phải chú ý dạy cho trẻ từ dễ đến khó theo tính đồng tâm phát triển, phải vừa sức với trẻ.

ren-be-ki-nang-tu-lap-3
Ảnh: poh.vn

Đối với trẻ 2 tuổi:

Trẻ bắt đầu nhận thức được các vấn đề đơn giản xung quanh trong cuộc sống, lúc này chúng ta  nên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng tự chăm sóc bản thân tự chơi, tự ăn, tự uống nước và thay áo quần khi bẩn…Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tập cho con mình thói quen giữ gìn vệ sinh. Đây là phương pháp dạy trẻ 2 tuổi mà các bậc cha mẹ học sinh cần biết.

Đối với trẻ 4 tuổi:

Muốn dạy trẻ 4 tuổi tốt nhất chung ta cần tham khảo và đọc thêm các tài liệu hướng dẫn để uốn nắn và giúp bé phát huy tối đa khả năng, sở thích của bản thân. Chúng ta rèn bé kỹ năng tự lập khi bé 4 tuổi như phụ giúp bố mẹ làm việc như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự thay quàn áo khi bẩn, bỏ áo quần bẩn của mình vào máy giặt…dù đây là những việc vặt nhưng sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen và suy nghĩ tích cực ngay từ khi còn nhỏ.

Đối với trẻ 5 tuổi:

Khi trẻ bắt đầu ngưỡng cửa 5 tuổi thì các bậc cha mẹ nên đưa ra các cách dạy trẻ 5 tuổi như khuyến khích và lắng nghe các ý kiến, suy nghĩ của con mình.

Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng nên đưa ra các phương pháp dạy trẻ 5 tuổi thích hợp với lứa tuổi hiếu động, thích thể hiện của con trẻ.

Việc mẹ rèn bé kỹ năng tự lập, kỹ năng mềm cần thiết cho bé đúng độ tuổi sẽ đem lại nhiều lợi ích giúp bé có những kĩ năng xử lý tình huống và trưởng thành trong cuộc sống.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây