Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu bị phù chân

0
752
Ảnh: wikisecret.com

Mẹ bầu bị phù chân là tình trạng hầu hết mẹ bầu đều gặp phải trong những tháng cuối thai kỳ. Phù chân gây những khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày. Một số trường hợp cho thấy hiện tượng chân bị phù nề lúc mang thai có liên quan đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ. Vậy mẹ bầu lưu ý những gì về tình trạng này?

Nguyên nhân bị phù chân ở mẹ bầu

Ảnh: vinmec.com

Do trọng lượng tăng:

Cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-20 kg khi mang thai. Gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù.

Giảm lưu lượng bơm máu về tim:

Khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu. Khiến lượng máu khó chảy về tim. Làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn. Việc chèn ép làm từ chi dưới nên máu thường tụ lại ở chân nhiều hơn. Gây ra triệu chứng phù nề, phần mắt cá và mu bàn chân có thể nhận thấy rõ rệt.

Do tác động từ bên ngoài:

Ảnh: earthmama.vn

Triệu chứng phù nề chân cũng có thể xuất hiện do một số ảnh hưởng khác. Có thể kể đến: Mặc đồ chật, Thai lớn hoặc mang song thai trở lên, đứng quá lâu, hoạt động mạnh, mang giày cao gót quá nhiều, Ho nhiều, Táo bón, Ngồi lâu, Rối loạn nội tiết tố,…Khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.

Chế độ ăn uống giai đoạn mang thai:

Việc thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, nhiệt độ môi trường nóng. Hay sử dụng đồ uống có cồn, rượu,…Cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai. Mẹ bầu nếu thiếu Kali hoặc quá nhiều Natri cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Hocmon bị thay đổi

Sự thay đổi Hocmon khiến cho thành của tĩnh mạch mềm hơn bình thường, gây ra những cản trở trong quá trình di chuyển máu về tim. Là nguyên nhân hiện tượng phù chân khi mang thai

Triệu chứng bất thường khi bị phù chân ở mẹ bầu

Ảnh: wikisecret.com

Theo bác sĩ, phù nề chân không chỉ là biểu hiện về mặt sinh lý mà còn có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. Một số triệu chứng dễ dàng nhận biết và thăm khám bác sĩ kịp thời:

  • Tình trạng phù nề chân kéo dài trong nhiều ngày. Mẹ bầu đã chủ động nghỉ dưỡng nhưng vẫn không thuyên giảm
  • Đau bụng vùng hạ sườn dữ dội.
  • Ngoài mu bàn chân thì mặt và tay cũng có triệu chứng sưng phù.
  • Triệu chứng sưng phù ngày một nặng hơn kèm theo triệu chứng đau đầu
  • Thị giác có biểu hiện lạ, đôi khi không nhìn thấy rõ, hình ảnh lờ mờ.
  • Một số triệu chứng khác, điển hình như nôn ói,…

Những dấu hiệu trên đây cho thấy hiện tượng phù nề chân có thể xuất phát từ triệu chứng tiền sản giật. Đôi khi còn có sự xuất hiện của lượng protein tồn tại trong nước tiểu quá cao. Không chỉ gây co giật ở sản phụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Mẹ bầu nên cẩn trọng và theo dõi tỉ mỉ các triệu chứng cơ thể trong quá trình mang thai. Nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Những lưu ý khi mẹ bầu bị phù chân

Ảnh: caochevan.vn

Chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt giúp mẹ bầu bị phù chân giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng:

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi. Bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Mẹ bầu cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, trứng, sữa….Tránh các thức ăn mặn, tránh uống các thức uống có chứa cafein, chất cồn…khiến cơ thể tích nước. Tránh tăng cân quá mức. Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ chế độ dinh dưỡng chuẩn theo từng tháng thai kỳ

Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu:

Vận động nhẹ nhàng để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông. Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn. Những tư thế ngồi sai cách như: ngồi xếp bằng, bắt chéo chân…Có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.

Chọn trang phục:

Tránh đi giày cao gót, các loại giày có đế trơn trượt. Chỉ chọn giày đế bệt, thoải mái, không gây bí bức cho đôi chân. Không mang vớ bó chặt, nhớ tháo vớ ra trước khi bước xuống giường để máu không tụ quanh mắt cá chân. Chọn quần áo rộng rãi, tránh đồ quá chật và bó sát gây nguy hiểm tới thai nhi.

Cách ngủ

Ảnh: earth.vn

Nên nằm nghiêng khi ngủ và thay đổi bằng cách nghiêng 2 bên. Đặt thêm một chiếc gối kê chân giúp hỗ trợ giảm áp lực. Khiến bà bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng hơm.

Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn. Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn.

Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai là một trình trạng thường. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây