Mẹ cần quan tâm gì tới thời điểm mọc răng sữa của bé?

0
319
thoi-diem-be-moc-rang-2
Ảnh: vinmec.com

Thời điểm mọc răng của bé là một trong những mối quan tâm bậc nhất của các ông bố và bà mẹ. Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé từ sau khi sinh. Đây cũng là giai đoạn bé chuyển ăn dặm từ thức ăn lỏng sang đặc. Vậy Mẹ cần quan tâm gì đến thời điểm bé mọc mọc răng sữa? Hay bé sẽ có biểu hiện gì và cha mẹ phải làm gì trong thời điểm này?. Mẹ hãy cùng amthucvietnam365 tìm hiểu về vấn đề này nhé.

thoi-diem-be-moc-rang-1
Ảnh: vinmec.vom

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Sữa Lần Đầu Phụ Huynh Nên Biết

Chiếc răng sữa đầu tiên ở trẻ thường mọc lên lần đầu khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, một số có thể sớm hơn (3 – 4 tháng tuổi) hoặc trễ hơn đôi chút (9 – 12 tháng tuổi). Khi mọc răng, trẻ em rất hay khóc quấy, không chịu bú sữa, sốt cao,… Khiến không ít mẹ trẻ cảm thấy rất lo lắng.

Thông thường, khi bé mọc răng sữa lần đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

– Quấy khóc liên tục: Khó chịu, mệt mỏi trong người khiến bé thường quấy liên tục, ngủ không ngon giấc. Sẽ có một số trường hợp khóc khá lâu.

– Sốt cao: Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất, khi bé chuẩn bị mọc răng sẽ thường bị sốt do hệ miễn dịch đang có sự thay đổi khi phụ huynh bắt đầu cho trẻ ăn dặm, điều này khiến các tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập vào, gây sốt ở trẻ em.

– Chảy nước dãi: Chảy nước dãi nhiều cũng là triệu chứng dễ thấy ở bé sắp mọc răng, việc này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến bé nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

– Chán ăn, bỏ bú sữa: Do bị đau khi bé mọc răng sữa lần đầu, cộng thêm các triệu chứng khác xảy ra. Bé thường không muốn bú sữa hay ăn dặm bất kì thứ gì, dù đó lsữa mẹ hay sữa bình.

– Thích gặm đồ vật, ngứa nướu: Khi bé sắp mọc răng sữa lần đầu thường cảm thấy rất bứt rứt, khó chịu, ngứa ở vùng nướu răng. Do đó, bé sẽ cắn và nhai bất cứ thứ gì mình cầm được.

thoi-diem-be-moc-rang-2
Ảnh: vinmec.com

– Bị tiêu chảy: Khi sắp mọc răng, bé thường bị tiêu chảy nhiều hơn bình thường. Mặc dù điều này chưa được chứng minh nhưng hầu hết các mẹ trẻ đều thấy như vậy. Hơn hết, giai đoạn này ở trẻ em đang tập ăn dặm. Vì thế hệ tiêu hóa của trẻ sẽ có sự thay đổi nên dễ gây tiêu chảy.

– Bị ho: Nước dãi chảy ra nhiều đôi khi sẽ khiến trẻ bị ho. Nếu ho không kèm theo các biểu hiện bất thường thì có thể trẻ chuẩn bị mọc răng.

 Thứ tự mọc răng sữa của bé từ 6 tháng tuổi

Dưới đây là thứ tự mọc răng của bé từ 6 tháng tuổi:

  • Thứ tự mọc răng ở bé 6-10 tháng tuổi: Bé có thể mọc 2 chiếc răng cửa dưới lên đầu tiên.
  • 8-12 tháng tuổi: tiếp theo thường là 2 chiếc răng cửa trên. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn sẽ rất dễ thương.
  • 9- 13 tháng tuổi: Bé mọc tiếp tục 2 chiếc răng cửa phía trên. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa rồi.
  • 10-16 tháng tuổi: Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa ở dưới. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười rồi đấy.
  • 13-19 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên sẽ xuất hiện trong giai đoạn này. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với những chiếc răng cửa trên đầu tiên.
  • 14-18 tháng tuổi: Bé mọc thêm 2 răng ở hàm dưới. Cũng như 2 răng ở hàm trên, chúng mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
  • 16-22 tháng tuổi: hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
  • 17-23 tháng tuổi: Hai răng nanh hàm dưới bắt đầu xuất hiện tiếp theo. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng. Nó thực sự rất đẹp vì răng sữa lúc nào cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.
  • 23-31 tháng tuổi: Hai răng hàm ở phía dưới tiếp theo được mọc. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh.
  • 25-33 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ được mọc. Vậy là cho đến khi bé 3 tuổi, con bạn sẽ có một nụ cười rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
hoi-diem-be-moc-rang-4
Ảnh: tuticare.com

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Trước khi răng của bé nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, có sự sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy, sút cân. Thời điểm này, mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé.

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt . Nếu chỉ ngứa nướu ó thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu.

Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ , liều lượng như khi trẻ bị sốt.

Trường hợp bé đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày: Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần bù nước thì vẫn cho con ăn uống bình thường. Còn thấy phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay nhé.

Nếu quá trình bé mọc răng sữa có bất kì dấu hiệu nào bất thường, phụ huynh hãy đưa con đến ngay nha khoa để thăm khám ngay khi cần thiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây