Một vài mẹo nhỏ cho mẹ giúp trẻ ăn ngon miệng

0
301

Đã biết bao lần bạn thấy ghen tỵ sao con nhà người ta ăn uống ngon lành. Mà con mình thì lười ăn, mỗi bữa ăn đến là cả mẹ và con như đi đánh trận. Tình trạng trẻ ăn không ngon miệng, trẻ biếng ăn lâu ngày nếu kéo dài có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như là: trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng, kém thông minh,…Làm sao để con ăn ngon miệng mà vẫn an toàn cho sức khỏe chính là điều được các ông bố, bà mẹ quan tâm hiện nay. Chính vì vậy, nếu chưa biết đến các mẹo giúp trẻ ăn ngon dưới đây quả là một thiếu sót to lớn đấy?

Ảnh: heathplus.vn

Những lý do khiến bé biếng ăn

Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân, đầu tiên có thể trẻ bị ốm vặt gây ra các bệnh như sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, xổ mũi… Lúc này họng trẻ đau, ho, cơ thể khó chịu nên bé không muốn ăn. Dấu hiệu là trẻ ăn rất ít so với lượng thức ăn tiêu chuẩn theo độ tuổi. Hoặc trẻ chỉ ăn chuyên một loại thực phẩm nào đó như chỉ ăn trứng, không ăn thịt. Rồi trẻ có thể phản ứng bằng cách quấy khóc, lảng tránh khi thấy đến bữa ăn, trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng rất lâu.

Bên cạnh đó, việc một bữa ăn kéo dài trên 30 phút cũng là biểu hiện điển hình của chứng biếng ăn ở trẻ. Trẻ biếng ăn cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vi chất cần thiết như Kẽm, Selen, hay do đồ ăn chế biến không hợp khẩu vị, bé không cảm thấy ngon miệng.

Nguyên nhân thứ hai, dẫn tới chứng biếng ăn ở trẻ là khoang miệng của trẻ gặp vấn đề như viêm amidan, trẻ bị mọc răng gây đau nhức, ..Nhưng thường gặp nhất gây chứng biếng ăn ở trẻ chính là do bị rối loạn về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, trướng bụng, ăn không tiêu, táo bón, loạn khuẩn đường ruột. Trường hợp bị các chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài trên một tuần, trẻ cần được khám và có sự điều trị của bác sĩ.

Ảnh: phunuvagiadinh.vn

Những mẹo để mẹ giúp trẻ ăn ngon hơn

Đừng ép trẻ ăn mà hãy để con được đói

Nhiều gia đình thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Tối đa ta chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính. Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,… trước giờ ăn.

Nấu đa dạng các món ăn cho trẻ

Một điều quan trọng là bữa ăn hàng ngày của các bé luôn cần đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm; đường bột; chất béo; chất xơ, khoáng chất và các vitamin, điều này sẽ giúp đảm bảo con bạn luôn đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để phát triển tốt cả về thể chất lẫn não bộ. Nếu bạn chỉ cho con mình ăn thường xuyên một món thì đương nhiên bé sẽ chán ăn, lười ăn. Muốn con ăn nhiều, ăn nhanh hơn thì các mẹ phải chịu khó thay đổi thực đơn và làm phong phú các món ăn để tạo khẩu vị mới mẻ cho các bé, giúp con bạn cảm thấy ngon miệng, ăn nhiều hơn.

Tạo sự hấp dẫn qua cách trang trí món ăn

Mẹ cũng cần bỏ công sức một chút khi trang trí món ăn sao cho thật đẹp mắt, sinh động sẽ giúp bé ăn ngon ăn nhiều hơn. Mẹ hãy đầu tư cho bé bộ bát đĩa, thìa nĩa xinh xắn, bắt mắt để tạo cảm hứng ăn uống cho bé. Chiếc bát hình gấu, chuột mickey, mèo kitty ngộ nghĩnh, in hình cây cỏ hoa lá sinh động; chiếc thìa nĩa, chiếc cốc đúng màu bé thích. Sẽ khiến bé thích thú khi được ăn với những người bạn này.

Hãy biến tấu những món ăn hàng ngày thành những hình thù nhìn lạ lạ, đảm bảo sẽ dụ dỗ được bé muốn ăn ngay lập tức.

Ảnh: dulinuts.com

Chia thành nhiều bữa ăn cho bé:

Mẹ nên chia khẩu phần ăn cho bé thành 5-6 bữa/ngày thay vì bắt bé ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa nhé. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bé không có cảm giác bị ép ăn uống. Và với lượng ăn một bữa ít đi, sẽ giúp bé nhanh đói hơn và hấp thu dễ dàng hơn. Vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên nếu tiêu thụ khối lượng lớn thức ăn một lúc sẽ quá sức đối với bé.

Thêm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của bé:

Nhiều bé biếng ăn nên khi nhìn những bát cháo đầy hay uống nguyên một ly nước ép thật to thì tâm lý chung của các bé là không muốn ăn. Vì vậy, mẹ cần khéo léo thêm chất bổ, để bé không có cảm giác ăn nhiều, nhưng vẫn nạp vào nhiều calo và dinh dưỡng. Một số cách sau gợi ý cho mẹ nhà mình là:

Những món súp, cháo hay món xào, nấu của bé mẹ có thể cho thêm bơ, phomai để món ăn có thêm độ ngậy, thơm và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Cho bé uống các loại sữa cho bé tăng cân tốt. Những loại sữa nguyên kem chứa hàm lượng calo và chất béo cao hơn sữa thường. Nhưng mẹ nhớ lưu ý là nếu bé dưới 12 tháng tuổi, chỉ được phép uống sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp.

Những loại hạt giàu chất béo, calo và nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất của bé như: đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân,… Nhưng đối với bé dưới 1 tuổi cần tránh thực phẩm này do có nguy cơ hóc, nghẹn hoặc dị ứng cao.

Áp dụng nguyên tắc 3 “không” khi cho trẻ ăn

Nếu muốn con mình ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Các bậc phụ huynh nên tuân thủ nguyên tắc 3 “không” khi cho bé ăn: không ăn vặt, không xem tivi, không chơi đồ chơi khi đang ăn. Cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính, vừa ăn vừa xem tivi hay nghịch đồ chơi vô tình sẽ làm bé phân tâm. Không cảm nhận được độ ngon của thức ăn cũng như không tập trung nhai. Điều này rất không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Đây là nguyên tắc cần áp dụng một cách nghiêm túc ngay từ khi các bé bắt đầu chế độ ăn dặm. Để hình thành nề nếp trong bữa ăn thật tốt.

Và bạn cũng cần lưu ý, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 – 40 phút. Để bé tập trung ăn uống, tiết kiệm luôn cả thời gian cho con ăn của phụ huynh.

Cho bé vận động nhiều

Con bạn sẽ ít tiêu hao năng lượng nếu bé ngồi cả ngày một ch. Điều này sẽ làm trẻ có cảm giác mệt mỏi và đến bữa không muốn ăn. Nếu muốn con ăn nhiều và ngon miệng cũng như hấp thu dưỡng chất tốt hơn, các mẹ cần cho bé vận động thường xuyên.

Giúp trẻ ăn ngon miệng không còn là vấn đề khó khăn với mẹ, nếu biết được các mẹo nhỏ trên đây. Nuôi con cả hành trình vất vả, hãy để chúng tôi đồng hành cùng mẹ trên chặng đường nuôi bé khôn lớn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây