Nhiều người thất nghiệp rất cần việc làm mới hoặc học nghề để chuyển đổi công việc nhưng họ đang gặp không ít khó khăn khi tìm việc, định hướng nghề nghiệp… Vì sao có thực trạng này, đâu là giải pháp? Nhóm lao động không hoặc chưa có tay nghề, trình độ thấp dễ bị mất việc trước những cú sốc kinh tế. Qua khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), cho thấy thị trường lao động đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động kinh tế gần đây. Kết quả khảo sát 8.343 người lao động (NLĐ) trên cả nước, có 31% không có việc làm, trong đó tỉ lệ cao nhất rơi vào nhóm lao động tự do với 45%; có 34% NLĐ nói vấn đề lớn nhất hiện nay là không tìm được việc làm. Sống lay lắt Hỗ trợ lao động mất việc chuyển đổi nghề và khởi nghiệp Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), trong những tháng đầu năm 2023, số người mất việc làm, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng và nhiều yếu tố khác là gần 700.000. Trong đó, có 279.000 NLĐ mất việc hẳn phần lớn đến từ các ngành thâm dụng lao động như: sản xuất da giày, may mặc, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử, chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Có thể thấy số lao động mất việc chủ yếu là công nhân (CN). Thời gian qua, NLĐ gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận thông tin tuyển dụng sau khi thất nghiệp. Chị Lê Thị Sương Em (31 tuổi, quê Bạc Liêu) đang ở trọ cùng 2 người bạn đồng hương tại đường Quách Điêu (huyện Bình Chánh, TP HCM) cho biết họ đi tìm việc hơn tháng nay nhưng kết quả vẫn là con số 0. “Khu vực này có nhiều nhà máy nhưng hầu hết đều cắt giảm lao động. Ở quê cũng không có gì làm nên chúng tôi tiếp tục “cố đấm ăn xôi” ở thành phố” – chị Sương Em nói. Tìm việc làm ngày càng khó, vì sao?: Mất việc, giãn việc… – Ảnh 2. Bị cắt giảm lao động, chị Cao Ngọc Trinh (trọ ở quận Bình Tân, TP HCM) đang chật vật tìm việc làm mới. Ảnh: HUỲNH NHƯ Khi được hỏi sao không đến Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) TP HCM hoặc Trung tâm DVVL Thanh niên (YES Center) để tìm cơ hội việc làm, chị Trần Thị Lan (trong nhóm đồng hương) cho biết các trung tâm nằm khá xa, đi lại khó khăn trong khi cả 3 chị em đều không có phương tiện đi lại. “Mới đây, chúng tôi có dự một ngày hội việc làm ở gần nhà nhưng không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong khi tìm việc trên mạng xã hội thì sợ bị lừa, còn đến trực tiếp các công ty thì được chăng hay chớ. Chúng tôi đang tính đến việc nhận giữ trẻ, phụ quán ăn hoặc bán vé số sống qua ngày” – chị Lan cho biết. Cùng cảnh ngộ, anh Đặng Báu (25 tuổi, quê Đồng Tháp) hơn 3 tháng nay làm tạm công việc bốc xếp cho một kho lạnh ở quận Bình Tân, TP HCM nhưng do việc ít nên thu nhập chỉ trên dưới 100.000 đồng/ngày. Anh kể đã tham gia 2 sàn giao dịch việc làm do Trung tâm DVVL thành phố và quận Bình Tân tổ chức nhưng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. “Tôi học chưa hết THCS, từ trước đến nay chỉ làm CN bôi keo giày nên không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng bởi các công ty chủ yếu tuyển CN có tay nghề” – anh Báu bộc bạch. Khó khăn bủa vây ADVERTISING HITACHI – Công Nghệ Nâng Tầm Chất Sống Xem ngay iTVC from Admicro Mất việc từ cuối năm 2022 do công ty cắt giảm lao động nên chị Hoàng Thị Thu (28 tuổi, quê Bình Định) đi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN). Với khoản TCTN hơn 3 triệu đồng/tháng (trong 3 tháng), chị chi tiêu hết sức dè sẻn vì còn phải gửi tiền về quê cho ba mẹ chăm sóc con. DÀNH CHO BẠN ĐỌC VIP Chip bán dẫn: Nguy cơ từ cuộc chiến chip Mỹ – Trung Chip bán dẫn: Nguy cơ từ cuộc chiến chip Mỹ – Trung Chip bán dẫn – kiệt tác điện tử thay đổi cả thế giới Chip bán dẫn – kiệt tác điện tử thay đổi cả thế giới Dự báo “nóng: Tỉ giá dậy sóng từ nay đến cuối năm? Dự báo “nóng: Tỉ giá dậy sóng từ nay đến cuối năm? Khát vọng dang dở của Hoàng đế Quang Trung Khát vọng dang dở của Hoàng đế Quang Trung Nghề đang “hot”: Lên mạng kiếm tiền cũng lắm gian nan Nghề đang “hot”: Lên mạng kiếm tiền cũng lắm gian nan CHUYỆN VỪA ĐẸP VỪA LẠ: Những bà chủ “lật ngược” số phận CHUYỆN VỪA ĐẸP VỪA LẠ: Những bà chủ “lật ngược” số phận Sư Thích Minh Niệm: Hãy “nhảy múa cùng mùa”! Sư Thích Minh Niệm: Hãy “nhảy múa cùng mùa”! Nghề đang “hot”: Sự tinh tế, nhạy cảm của người nếm rượu vang Nghề đang “hot”: Sự tinh tế, nhạy cảm của người nếm rượu vang Sư Thích Minh Niệm và “học viện chữa lành” Sư Thích Minh Niệm và “học viện chữa lành” CHUYỆN VỪA ĐẸP VỪA LẠ: Công xưởng “có một không hai” CHUYỆN VỪA ĐẸP VỪA LẠ: Công xưởng “có một không hai” Dự báo “nóng”: Mỹ – Trung tranh “miếng bánh ASEAN”, Việt Nam là điểm sáng Dự báo “nóng”: Mỹ – Trung tranh “miếng bánh ASEAN”, Việt Nam là điểm sáng Nghề đang “hot”: Những người cưới cả trăm lần… Nghề đang “hot”: Những người cưới cả trăm lần… Chuyện ít người biết về Lưu Quang Vũ Chuyện ít người biết về Lưu Quang Vũ Dự báo “nóng”: Căng thẳng Mỹ – Trung, FED lật kèo và tác động Dự báo “nóng”: Căng thẳng Mỹ – Trung, FED lật kèo và tác động NGHỀ LẠ MÀ QUEN: Tạo mẫu ẩm thực NGHỀ LẠ MÀ QUEN: Tạo mẫu ẩm thực Nói về chuyện học nghề, chị Thu cho biết khi đi làm thủ tục để hưởng TCTN đã được tư vấn nhưng không biết lấy tiền đâu để đóng học phí. Để trang trải cuộc sống, hiện chị đang phụ bán trái cây gần nhà trọ, thu nhập mỗi tháng khoảng 3,2 triệu đồng. Ông Dương Hữu Phú, chủ khu trọ ở phường Tân Tạo (quận Bình Tân) – nơi chị Thu đang thuê trọ, cho biết cứ vài hôm lại có người báo trả phòng. Hiện chỉ còn một nửa trong số 30 phòng là đang có người thuê nhưng phần lớn đang thất nghiệp. “Tôi nghĩ phải có giải pháp gì đó vì CN ở đây từ trước đến nay đi bộ, xe đạp để đến nơi làm, thu nhập chỉ đủ sống không có dư. Bây giờ thất nghiệp không thể đi xa tìm việc, họ cũng khó đi đến các lớp học nghề vì vừa không có phương tiện vừa không đủ tiền đóng học phí” – ông Phú nói. Tìm việc làm ngày càng khó, vì sao?: Mất việc, giãn việc… – Ảnh 3. Đồ họa: ANH THANH Theo Bộ LĐ-TB-XH, 5 tháng đầu năm nay, số lượng NLĐ đến nộp hồ sơ hưởng TCTN là 393.377 người (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022). Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm gần 755.000 người nhưng chỉ có 8.211 người tham gia gói học nghề của bảo hiểm thất nghiệp. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng NLĐ thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông với trình độ học vấn, tay nghề đều thấp nên ngại đi học. Nâng chất lượng đào tạo nghề cho nguồn nhân lực TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), đánh giá NLĐ thất nghiệp không mặn mà với học nghề vì không có thời gian và nghề học chưa phù hợp. Với lao động phổ thông, phần lớn không có tích lũy về kinh tế nên khó có điều kiện để học nghề mới, trong khi mức hỗ trợ còn hạn chế khiến NLĐ thất nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. “Việc NLĐ không mặn mà với chính sách học nghề khi thất nghiệp là vấn đề phải suy nghĩ. Cần có sự điều chỉnh đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế của họ, không nên áp đặt một vài ngành nghề như hiện nay” – TS Hương nói. TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng để khắc phục những hạn chế trong dạy nghề, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy nghề để thu hút lao động thì Chính phủ cần xem xét nâng mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và đa dạng các nghề đào tạo để NLĐ lựa chọn.

0
146

‘Tốt nghiệp ra trường, kỹ năng không có, tôi như một trang giấy trắng, rải CV khắp nơi nhưng không ai nhận vì họ cần người có kinh nghiệm’.

Không xin được việc làm sau khi ra trường, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên buộc phải giành các công việc tay chân vốn phù hợp cho người lao động phổ thông.

Nói về tình trạng khó xin việc của người trẻ hiện nay, độc giả Nguyen Quoc Uc cho rằng: “Tình trạng này khá giống với tôi cách đây 12 năm, hồi đó khi mới ra trường, kỹ năng không có, tôi như một trang giấy trắng. Tôi rải một tập hồ sơ xin việc nhưng không một nơi nào tuyển dụng. Lý do được đưa ra là công ty họ cần người biết việc, có kinh nghiệm, chứ không cần kỹ sư có bằng cấp trường này, trường nọ.

Sau một thời gian thấy không ổn, tôi đành phải xin vào một công ty, chấp nhận làm không lương để học việc, chịu khó đi công trình xa, ăn bờ ngủ bụi, dấn thân không khác gì công nhân, để lấy thêm kinh nghiệm. Sau này, khi làm chủ công ty, tôi luôn muốn tạo điều kiện cho các sinh viên mới ra trường vào làm, chấp nhận đào tạo để giúp đỡ họ giống như câu chuyện mà tôi từng trải qua.

Tuy nhiên, sau một thời gian, tôi nhận thấy đó là một gánh nặng to lớn cho công ty, vì bản thân phải xử lý hết mọi vấn đề sai sót mà nhân sự mới ra trường thường mắc phải. Bên cạnh đó, việc bao bọc, che chở, không có tính cạnh tranh làm cho những nhân sự trẻ không có động lực phấn đấu, ỷ lại vào chủ doanh nghiệp. Nên những bạn trẻ mới ra trường mà chưa tìm được việc, theo tôi nên cố gắng nghiên cứu và trau dồi đầy đủ kỹ năng trong nghề trước khi đi ứng tuyển vào một công ty nào đó để tránh những điều như hiện nay diễn ra”.

Đồng cảm với thực tế khó tìm việc của các sinh viên trẻ mới ra trường, bạn đọc Hùng Cường chia sẻ: “Công bằng mà nói các bạn cử nhân, kỹ sư ngày nay ra trường sẽ khó xin việc hơn thời trước. Ở đây, tôi muốn nói đến những công việc đúng ngành nghề đào tạo, đòi hỏi trình độ, chất xám. Điều này một phần đến từ suy thoái kinh tế, nhiều ngành nghề đã bão hòa, trong khi số lượng cử nhân ra trường tăng cao hàng năm, đặc biệt là so với khoảng 10 năm trở về trước.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là các bạn trẻ hoàn toàn không có cơ hội tìm việc. Những bạn giỏi thực sự, năng động, cầu tiến, chăm chỉ và quyết tâm… vẫn có thể xin được việc làm tốt, thậm chí lương sẽ khá cao nếu khẳng định được năng lực bản thân, tăng đều theo kết quả đóng góp. Nhiều người cứ bảo phải có tiền “chạy việc”, rồi có quan hệ, con ông cháu cha… mới xin được việc làm tốt, nhưng tôi tin các doanh nghiệp vẫn rất cần người giỏi, làm được việc”.

>> ‘Khó chiều nhân viên Gen Z’

Trong khi đó, đánh giá về nguyên nhân khiến cơ hội tìm kiếm việc làm của người trẻ ngay nay bị thu hẹp, độc giả Lê Ảnh đặt dấu hỏi về chất lượng đào tạo trong nước: “Năng và sự nỗ lực của sinh viên chỉ là một phần, tôi rằng vấn đề lớn nhất ở đây là do chương trình đào tạo quá nặng về lý thuyết, không mang tính thực tiễn, có phát triển kỹ năng mềm cho người học, nên đa phần các bạn sinh viên mới ra trường rất yếu về mọi mặt.

Tôi từng phỏng vấn rất nhiều bạn trẻ mới ra trường, khi đưa hợp đồng mẫu sẵn có và yêu cầu làm một hợp đồng tương tự, chỉ thay đổi một chút về phương thức thanh toán, giao nhận, nhưng đa số các bạn đều làm tôi không hài lòng. Chưa nói đến nội dung, về hình thức trình bày văn bản thôi đã không chuẩn (căn lề, tiêu đề, đầu mục… đều có vấn đề).

Đấy là tôi chưa thử kiểm tra tới kỹ năng excel và power point, nếu không chắc còn nhiều vấn đề nữa. Còn tiếng Anh thì khỏi phải bàn, đa phần đều rất kém. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên xem lại chương trình đào tạo hiện tại ở bậc đại học có còn phù hợp với thực tế hay không?”.

Ở một khía cạnh khác, bạn đọc Hien Nguyen lại đặt vấn đề về câu chuyện định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên: “Rất nhiều người đang ngộ nhận về việc học đại học. Chỉ khổ cho gia đình, cho người học đại học vì học xong ra trường không xin được việc làm. Chất lượng đầu ra của đại học ở Việt Nam khá thấp, không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Vậy tại sao chúng ta không định hướng các em học nghề ngay từ cấp hai, cấp ba? Tại sao các gia đình không dạy con em mình rằng nghề nào cũng tốt, cũng được, miễn là mình thực sự giỏi nghề? Rất nhiều nghề ngày nay có thể kiếm nhiều tiền, ví dụ làm nail, làm tóc, sửa chữa ôtô, thợ hàn Tig 6G, thợ điện công nghiệp… Hãy nhìn nước Đức, họ định hướng phần lớn các em học sinh sẽ đi học nghề, còn lại các em thực sự giỏi, muốn nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu hàn lâm mới nên vào đại học”.

(Theo: https://vnexpress.net/nguoi-tre-ngay-nay-kho-xin-viec-hon-thoi-truoc-4634753.html)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây