Những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà mẹ nên biết.

0
271
cham-soc-tre-tieu-chay-1
Ảnh: bvndtp orgvn

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày và phân có nhiều nước. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọngảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Có rất nhiều thắc mắc của các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Bé tiêu chảy nên ăn những gì? Uống thuốc gì?… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

cham-soc-tre-tieu-chay-1
Ảnh: bvndtp orgvn

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

Những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy bạn nên biết:

  • Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa cho bé.
  • Mẹ cho bé ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.
  • Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm sữa.
  • Cho trẻ ăn thức ăn để quá lâu.
  • Không cho bé rửa tay trước khi ăn
  • Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như : bát, đĩa, ly uống nước.

Những dấu hiệu nhận biết bé bị tiêu chảy

– Đi ngoài nhiều lần trong ngày:

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ dễ nhận thấy nhất là số lượng tình trạng bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân đi lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hoặc chua, phân có thể lẫn chất nhầy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là bị tiêu chảy kéo dài.

– Bé nôn trớ:

Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có hiện tượng nôn trớ do virus Rota gây ra. Nôn liên tục khiến trẻ dễ bị mất nước và những chất điện giải. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, mất sự đàn hồi của da, tụt huyết áp, có thể dẫn đến ngất xỉu. Cho nên bố mẹ cần có hướng xử lý kịp thời bởi nếu không sẽ ảnh hưởng đến con.

– Trẻ biếng ăn:

Tiêu chảy khiến bé chán ăn, bỏ bú, chỉ thích uống nước.

– Đau rát hậu môn:

Trẻ bị tiêu chảy do phải đi ngoài nhiều lần, đôi khi còn bị tiêu chảy ra máu, dẫn đến tình trạng đau rát hậu môn và khó chịu.

cham-soc-tre-tieu-chay-2
Ảnh: cpcs.vn

– Trẻ mệt mỏi và hay quấy khóc:

Bé bị tiêu chảy thường sẽ mệt mỏi, quấy khóc. Thậm chí có một vài trường hợp nằm li bì do mất nước nặng. Do đó, các bậc làm cha làm mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bé bị tiêu chảy để có giải pháp kịp thời.

Nguyên Tắc Chăm Sóc Bé Bị Tiêu Chảy Tại Nhà

1. Bù đủ nước và điện giải cho bé bị tiêu chảy

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất đối với những bé bị tiêu chảy. Nếu không tuân thủ nguyên tắc sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước và gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù điện giải nhiều hơn bình thường. Đối với trẻ bú mẹ cho trẻ bú nhiều hơn mẹ nhé.

Có thể sử dụng các dung dịch pha chế tại nhà để cung cấp nước và điện giải cho trẻ. Như nước nước gạo rang, hoặc dung dịch oresol.

Tốt nhất là sử dụng dung dịch oresol và mẹ pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất bù nước cho cơ thể bé..

Nên cho trẻ uống thành nhiều ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Trẻ lớn uống theo nhu cầu.

Đối với trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho trẻ bú mẹ, và bú mẹ tăng cường hơn.

Một vài lưu ý về sử dụng dung dịch oresol đúng cách cho trẻ:

Đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định. Ví dụ, nếu gói oresol theo hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml nước.

Sau khi pha dung dịch với nước cần phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha mới, cha mẹ không nên pha nhiều để tủ lạnh cho bé dùng dần.

Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng riêng.

Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các chất trong thuốc.

Tuyệt đối không được cho thêm đường, sữa hay nước ngọt… vào dung dịch oresol.

cham-soc-tre-tieu-chay-3
Ảnh: thuocthang.com.vn

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Trong thời gian bị tiêu chảy nhiều ngày, trẻ sẽ bị sụt cân rất nhanh. Nhưng có nhiều phụ huynh quan niệm rằng cần kiêng khem cho trẻ trong thời gian này vì bé đang yếu. Thậm chí cha mẹ không cho trẻ ăn các thực phẩm khác mà chỉ cho trẻ ăn cháo trắng, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh. Điều này là không cần thiết

Không bắt trẻ nhịn ăn và kiêng khem. Khi trẻ không có dấu hiệu mất nước, tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ như bình thường.

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước: Khi các dấu hiệu mất nước đã bớt, mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoặc ăn dần các thức ăn khác rồi trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.

Khi trẻ khỏi tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bữa 1 ngày trong 2 tuần để trẻ lấy lại cân nhanh chóng. Chú ý bữa ăn của trẻ nên đủ các thành phần dinh dưỡng (chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất).

3. Bổ sung vi chất cho trẻ

Cha mẹ nên bổ sung vi chất cho trẻ, nhất là kẽm. Bởi vì kẽm giúp làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra giúp hồi phục tế bào biểu mô đường ruột bị tổn thương trong quá trình bệnh.

Bổ sung kẽm thông qua các chế phẩm thuốc chứa kẽm với liều lượng như sau:

Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg /ngày trong 10 – 14 ngày

Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi: 20 mg /ngày trong 10 – 14 ngày

Cho trẻ ăn các thực phẩm có nhiều kẽm như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc,…

4. Không tự ý sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi

Rất nhiều cha mẹ hiện nay khi bé bị tiêu chảy, cha mẹ thường tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Kháng sinh dùng không đúng chỉ định sẽ làm tiêu chảy thêm kéo dài.

Cha mẹ trẻ cần lưu ý cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách:

– Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp tiêu chảy do các tác nhân như khuẩn lỵ, tả, đơn bào giardia. Không được dùng kháng sinh trong mọi trường hợp tiêu chảy. Và tốt nhất dùng kháng sinh theo kê đơn của bác sỹ.

Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà an toàn đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho bé yêu của mình nhé. Hy vọng những thông tin sẽ có ích với các bậc cha mẹ chăm sóc cho các mẹ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây